Năm 2023, toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã tập trung, đẩy mạnh thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính theo tinh thần, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Tư pháp. Công tác THADS về cơ bản đã đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó kết quả THA về việc, về tiền của Hệ thống THADS đạt và vượt định mức chỉ tiêu giao; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra, tự kiểm tra được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh; tổ chức bộ máy các cơ quan THADS tiếp tục được củng cố, kiện toàn hướng đến đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kết quả cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ
Năm 2023, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS giao hệ thống THADS 07 chỉ tiêu, nhiệm vụ và đã cơ bản hoàn thành, trong đó, hai chỉ tiêu quan trọng là kết quả thi hành xong về việc và về tiền trong số việc, số tiền có điều kiện thi hành đã vượt định mức chỉ tiêu giao (kết quả thi hành xong về việc đạt 83,24% về việc, về tiền đạt 46,44%).
1. Kết quả THADS
1.1. Chỉ tiêu “Đảm bảo tỷ lệ thi hành xong trên 82,50% về việc và trên 45,50% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành”.
a. Về việc
- Tổng số bản án quyết định đã nhận 487.235 bản án, quyết định;
- Tổng số giải quyết 936.046 việc
[1], trong đó:
+ Số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 299.096 việc;
+ Thụ lý mới 636.950 việc, tăng 89.829 việc (
tăng 16,42%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Sau khi trừ số ủy thác 12.004 việc, thu hồi, hủy quyết định thi hành án 501 việc, tổng số phải thi hành 923.541 việc, tăng 62.012 (tăng 7,20%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:
+ Có điều kiện thi hành 691.593 việc, tăng 37.874 việc (tăng 5,79%) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm
74,88% trong tổng số phải thi hành;
+ Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 216.073 việc, chiếm 23,40% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ
83,24% (tăng 0,74%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,74% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao trên 82,50%.
- Số việc chuyển kỳ sau 347.874 việc, tăng 25.635 việc (
tăng 7,96%) so với cùng kỳ năm 2022;
b. Về tiền
- Tổng số giải quyết 416.027 tỷ 152 triệu 200 nghìn đồng
[2], trong đó:
+ Số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 250.728 tỷ 712 triệu 627 nghìn đồng;
+ Thụ lý mới 165.298 tỷ 439 triệu 573 nghìn đồng, tăng 34.832 tỷ 748 triệu 031 nghìn đồng (
tăng 26,70%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Sau khi trừ số ủy thác 23.210 tỷ 437 triệu 920 nghìn đồng, thu hồi, hủy quyết định thi hành án 798 tỷ 758 triệu 008 nghìn đồng, tổng số phải thi hành 392.017 tỷ 956 triệu 269 nghìn đồng, tăng 55.021 tỷ 547 triệu 859 nghìn đồng (tăng 16,33%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:
+ Có điều kiện thi hành 192.712 tỷ 992 triệu 117 nghìn đồng, tăng 27.051 tỷ 424 triệu 633 nghìn đồng (tăng 16,33%) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm
49,16% trong tổng số phải thi hành;
+ Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 166.761 tỷ 090 triệu 377 nghìn đồng, chiếm 42,54% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, thi hành xong 89.505 tỷ 526 triệu 750 nghìn đồng, tăng 14.264 tỷ 897 triệu 800 nghìn đồng (tăng 18,96%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ
46,44% (tăng 1,03%) so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 0,94% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao trên 45,50%;
- Số tiền chuyển kỳ sau 302.512 tỷ 429 triệu 520 nghìn đồng, tăng 40.756 tỷ 650 triệu 060 nghìn đồng (
tăng 15,57%) so với cùng kỳ năm 2022.
1.2. Chỉ tiêu “Tiếp tục thi hành có hiệu quả các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo”.
Đánh giá chung: Được sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã tập trung, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra sát sao đối với từng vụ việc thuộc diện BCĐTW về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi; chủ động, tích cực phối hợp liên ngành ở cả Trung ương và địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản, bảo đảm sớm thu hồi tài sản của nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt; giải quyết dứt điểm một số vụ việc. Vì vậy, việc thi hành án tại các cơ quan THADS địa phương đối với các khoản thu liên quan đến vụ án tham nhũng, kinh tế đạt kết quả so với năm 2022 tuy giảm 2,08% về việc nhưng tăng 4,43% về tiền.
a. Về việc
- Tổng số bản án quyết định đã nhận 1.626 bản án, quyết định;
- Tổng số giải quyết 4.944 việc
[3], trong đó:
+ Số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 1.976 việc;
+ Thụ lý mới 2.968 việc, tăng 782 việc (
tăng 35,77%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Sau khi trừ số ủy thác 62 việc, thu hồi, hủy quyết định thi hành án 3 việc, tổng số phải thi hành 4.879 việc, tăng 906 (tăng 22,80%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:
+ Có điều kiện thi hành 3.374 việc, tăng 635 việc (tăng 23,18%) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm
69,15% trong tổng số phải thi hành;
+ Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 1.470 việc, chiếm 30,13% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, thi hành xong 2.264 việc, tăng 369 việc (tăng 19,47%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ
67,10% (giảm 2,08%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Số việc chuyển kỳ sau 2.615 việc, tăng 537 việc (
tăng 25,84%) so với cùng kỳ năm 2022;
b. Về tiền
- Tổng số giải quyết 98.831 tỷ 074 triệu 812 nghìn đồng
[4], trong đó:
+ Số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 72.975 tỷ 260 triệu 469 nghìn đồng;
+ Thụ lý mới 25.855 tỷ 814 triệu 343 nghìn đồng, tăng 1.910 tỷ 856 triệu 959 nghìn đồng (
tăng 7,98%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Sau khi trừ số ủy thác 1.563 tỷ 425 triệu 328 nghìn đồng, thu hồi, hủy quyết định thi hành án 6 tỷ 272 triệu 032 nghìn đồng, tổng số phải thi hành 97.261 tỷ 377 triệu 452 nghìn đồng, tăng 7.651 tỷ 404 triệu 618 nghìn đồng (tăng 8,54%) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:
+ Có điều kiện thi hành 49.631 tỷ 935 triệu 953 nghìn đồng, tăng 6.038 tỷ 639 triệu 564 nghìn đồng (tăng 13,85%) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm
51,03% trong tổng số phải thi hành;
+ Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) 44.145 tỷ 551 triệu 825 nghìn đồng, chiếm 45,39% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, thi hành xong 20.405 tỷ 278 triệu 948 nghìn đồng, tăng 4.415 tỷ 686 triệu 733 nghìn đồng (tăng 27,62%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ
41,11% (tăng 4,43%) so với cùng kỳ năm 2022;
- Số tiền chuyển kỳ sau 76.856 tỷ 098 triệu 504 nghìn đồng, tăng 3.235 tỷ 717 triệu 885 nghìn đồng (
tăng 4,40%) so với cùng kỳ năm 2022.
1.3. Chỉ tiêu “Kết quả thi hành án cho các tổ chức tín dụng, các khoản thu cho NSNN bảo đảm đạt tỷ lệ thi hành xong về việc, về tiền cao hơn năm 2022”.
Đánh giá chung: Mặc dù năm 2023, Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Chỉ thị số 32/CT-TTg; cơ quan THADS có sự chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực tiếp kiểm tra, xác minh làm rõ giá trị tài sản, thống nhất biện pháp tổ chức thi hành dứt điểm đối với những vụ án lớn, khó khăn, phức tạp; tổ chức đối thoại với các tổ chức tín dụng; kiểm tra, rà soát, tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, kết quả thi hành án cho cáo tổ chức tín dụng, các khoản thu NSNN đạt thấp, giảm tỷ lệ thi hành xong cả về việc và về tiền so với năm 2022, đặc biệt là kết quả thi hành về việc, cụ thể:
Số việc phải thi hành là 39.710 việc với 153.681 tỷ 889 triệu 60 nghìn đồng. Như vậy, số thi hành liên quan đến các tổ chức, tín dụng chiếm 4,31% về việc và 39,56% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn hệ thống.
Đã thi hành xong 4.963 việc, giảm 1.252 việc (giảm 20,14%) so với cùng kỳ năm 2022. Đã thi hành xong về tiền 21.264 tỷ 978 triệu 924 nghìn đồng, giảm 1.279 tỷ 524 triệu 564 nghìn đồng (giảm 5,68%) so với cùng kỳ năm 2022. Số việc chưa có điều kiện chuyển sổ theo dõi riêng là 8.873 việc và 27.086 tỷ 251 triệu 140 nghìn đồng.
1.4. Chỉ tiêu, nhiệm vụ “
Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốt cáo thuộc thẩm quyền đúng quy định của pháp luật; giải quyết đúng thời hạn 100% số đơn thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết cơ bản những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài”.
Đánh giá chung: Toàn Hệ thống THADS đã thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, kết quả giải quyết việc khiếu nại, tố cáo chưa đạt chỉ tiêu giao.
Tổng số đơn khiếu nại tiếp nhận là 3.238 đơn, 2.519 việc khiếu nại. Số việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan THADS là 1.958 việc, giảm 4 việc (giảm 0,2%) việc so với cùng kỳ năm 2022. Trong số việc thuộc thẩm quyền các cơ quan THADS đã đình chỉ là 309 việc; số khiếu nại đúng toàn bộ là 122 việc; số khiếu nại đúng một phần là 94 việc; số khiếu nại sai toàn bộ là 1.386 việc; số chưa giải quyết chuyển kỳ sau là 47 việc. Tỉ lệ giải quyết việc khiếu nại thuộc thẩm quyền chỉ đạt 97,60%, giảm 0,77% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng số đơn tố cáo tiếp nhận là 1.448 đơn, 933 việc tố cáo. Số việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan THADS là 708 việc, tăng 146 việc (tăng 25,98%) việc so với cùng kỳ năm 2022. Trong số việc thuộc thẩm quyền đã đình chỉ là 74 việc; số tố cáo đúng toàn bộ là 12 việc; số tố cáo đúng một phần là 43 việc; số tố cáo sai toàn bộ là 523 việc; số chưa giải quyết chuyển kỳ sau là 56 việc. Tỉ lệ giải quyết việc tố cáo thuộc thẩm quyền đạt 92,09%, giảm 1,33% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với chỉ tiêu
“Hạn chế phát sinh vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính trong hoạt động THADS; giải quyết dứt điểm các vụ việc bồi thường nhà nước, bảo đảm tài chính”.
Đánh giá chung: Năm 2023, các cơ quan THADS đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường nhà nước; chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp để nhận diện, phòng ngừa nguy cơ dẫn đến BTNN nên kết quả giải quyết các vụ việc BTNN phát sinh đã giảm theo cùng kỳ các năm. Một số vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm đến nay đã được giải quyết dứt điểm, góp phần khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; hạn chế khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài và những thiệt hại phát sinh cho ngân sách nhà nước do vụ việc bị kéo dài. Kết quả cụ thể:
Theo số liệu thống kê, toàn hệ thống cơ quan THADS đang theo dõi, giải quyết 31 vụ việc bồi thường nhà nước (22 vụ việc năm trước chuyển sang; 09 vụ việc thụ lý mới), bằng với cùng kỳ năm 2022.
Kết thúc giải quyết 15 vụ việc, đạt tỷ lệ 48,4% trên tổng số vụ việc phải giải quyết, tăng 66,7 % so với cùng kỳ 12 tháng năm 2022. Hiện còn 16 vụ việc, chiếm tỷ lệ 51,6% tổng số vụ việc phải giải quyết, giảm 27,3 % so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: 07 vụ việc Tòa án đang xem xét, giải quyết ; 09 vụ việc cơ quan THADS đang xem xét, giải quyết.
1.5. Chỉ tiêu, nhiệm vụ “Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi việc thi hành đối với 100% bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính có nội dung theo dõi do Toà án chuyển giao. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc và kiến nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính”.
Đánh giá chung: Cơ bản, cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm trách nhiệm, chức năng theo dõi THAHC theo quy định của Luật TTHC và các chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc và kiến nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, cụ thể:
1. Đối với 02 chỉ tiêu “Ra quyết định THA đúng quy định của pháp luật đối với 100% bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực”; và “Bảo đảm xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật việc THADS có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành. Đăng tải kịp thời, đầy đủ, đúng quy định thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành lên Cổng, Trang thông tin THADS và các thông tin liên quan đến lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản lên Cổng/Trang thông tin điện tử THADS, Cổng thông tin điện tử bán đấu giá tài sản; đăng tải đầy đủ thông tin về THAHC theo quy định”;
Đánh giá chung: Việc ra quyết định thi hành án; việc xác minh, xác minh lại; việc phân loại có điều kiện, chưa có điều kiện, việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và công khai thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án trên Trang/Cổng thông tin điện tử cơ bản được chỉ đạo thực hiện nghiêm theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Tổng cục THADS đã thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc ra quyết định THA; ra quyết định về việc THA chưa có điều kiện; quán triệt, chỉ đạo các cơ quan THADS thực hiện nghiêm việc xác minh, phân loại án đảm bảo chính xác, đúng pháp luật; quan tâm đẩy mạnh việc sử dụng Phần mềm cơ sở dữ liệu điện tử người phải THA chưa có điều kiện THA.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Việc xử lý tài sản trong các vụ án tham những, kinh tế, các vụ việc liên quan đến tổ chức tín dụng còn chậm.
- Tỉ lệ án chuyển kỳ sau về việc
tăng 7,96%, về tiền
tăng 15,57% so với cùng kỳ năm 2022.
- Công tác xác minh, xác minh lại; việc phân loại có điều kiện, chưa có điều kiện; việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án và công khai thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện qua công tác kiểm tra cho thấy tuy không nhiều, nhưng vẫn có sai phạm ở một số địa phương như: chậm xác minh điều kiện thi hành án, ra quyết định về việc chưa có điều kiện chưa chính xác, chưa kịp thời chuyển sổ theo dõi riêng với những vụ việc có đủ điều kiện, chậm rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm đối với những vụ việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 61 Luật THADS, chưa kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những vụ việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án;
- Chưa thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của cơ quan THADS trong theo dõi THAHC, nhất là việc kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức không chấp hành án hành chính, chậm làm việc với người phải thi hành án; công tác tổ chức cán bộ vẫn còn thiếu sót, đặc biệt là trong việc thực hiện xử lý kỷ luật, bố trí, phân công Chấp hành viên và chậm kiện toàn các chức danh lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp phòng….
2.2 Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của một số công chức, Chấp hành viên, kể cả lãnh đạo quản lý đơn vị, trong đó có Thủ trưởng đơn vị còn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng một số nơi vẫn chưa nghiêm. Một số đơn vị, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt; công tác kiểm tra, tự kiểm tra thực hiện còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả do việc xử lý trách nhiệm chưa nghiêm.
- Hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan có liên quan trong một số trường hợp chưa cao; có lúc, có việc còn chậm, chưa tích cực, nhất là trong các khâu xác minh tài sản THA, xác định hiện trạng ranh giới tài sản, đất đai…
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Một số quy định của pháp luật chưa hoàn thiện ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi hành án, dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản (dự án chưa hoàn thiện hồ sơ theo pháp luật đầu tư và đất đai; tranh chấp khởi kiện phân chia tài sản chung; xử lý quyền sử dụng đất đảm bảo phù hợp quy hoạch…). Trong khi đó, lượng án phải thi hành ở các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có giá trị phải thi hành lớn, tính chất phức tạp, tài sản phải xử lý nhiều hoặc có tranh chấp hoặc đang có vướng mắc về pháp luật khi xử lý như đã nêu trên dẫn đến kéo dài thời gian tổ chức thi hành án.
- Hiệu quả công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan có nơi, có lúc còn chưa cao, nhất là trong việc xác minh, đo vẽ, xác định ranh giới, hiện trạng để xử lý quyền sử dụng đất, khấu trừ tiền trong tài khoản...
- Số bản án hành chính phải theo dõi ngày càng nhiều, trong quá trình theo dõi cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng người phải thi hành án là cơ quan nhà nước chưa chấp hành nghiêm các bản án nên số lượng án tồn ngày càng tăng.
- Nguồn lực bảo đảm cho công tác THADS (kinh phí hoạt động, trụ sở, kho vật chứng của một số cơ quan THADS địa phương, hạ tầng kỹ thuật để ứng dụng công nghệ thông tin) chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả công tác THADS.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý THỰC HIỆN NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM CÔNG TÁC 2024
- Thủ trưởng các cơ quan THADS tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tiếp tục, triển khai và thực hiện đầy đủ nội dung Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt phối hợp với cấp ủy đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 về kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành Trung ương; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII; Chỉ thị số 04-CT/TW; Kết luận số 05-KL/TW; Kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 vào lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác THADS. Quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” của Ban Chấp hành Trung ương.
- Quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm Kế hoạch phòng chống, tham nhũng tiêu cực, sai phạm trong hệ thống THADS năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TCTHADS ngày 28/02/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, Thông báo số 23/TB-TCTHADS ngày 19/01/2023 thông báo Kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS về việc tiếp tục chủ động phòng ngừa, xử lý nghiêm sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong Hệ thống THADS. Đặc biệt, quan tâm, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, đảm bảo việc gửi tiền đúng quy định, thường xuyên kiểm tra đột xuất tiền gửi tiết kiệm, quỹ tiền mặt, tiền gửi kho bạc, tránh để xâm tiêu tiền thi hành án. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra sai phạm, tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch để tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án, đặc biệt là các vụ việc có giá trị lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; các vụ việc thi hành các khoản thu có liên quan đến tổ chức tín dụng có giá trị trên 20 tỷ đồng, có điều kiện thi hành, đã quá 03 năm chưa thi hành xong; kiểm soát chặt chẽ số vụ việc có điều kiện thi hành án, đã ra quyết định thi hành án quá 01 năm chưa thi hành xong, số việc chuyển sổ theo dõi riêng.
- Theo dõi đầy đủ, kịp thời việc THAHC tại địa bàn. Kịp thời thực hiện kiến nghị xử lý trách nhiệm người phải thi hành án chậm THAHC, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ, không đúng bản án, quyết định của Toà án.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn được UBND giao làm đầu mối giúp UBND quản lý công tác THAHC cập nhật đầy đủ, kịp thời kết quả THAHC và tham mưu để UBND, Chủ tịch UBND chỉ đạo quyết liệt công tác THAHC nhằm thi hành dứt điểm bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra để kịp thời phát hiện các thiếu sót, sai phạm trong tổ chức thi hành án, trong công tác cán bộ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục THADS, Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc theo dõi tình hình, kết quả thực hiện các chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, nhất là các chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực THADS.
- Thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Tổng cục THADS về ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt khai thác có hiệu quả các phần mềm đang sử dụng trong Hệ thống THADS để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động THADS. Kịp thời cập nhật thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành lên Trang/Cổng thông tin điện tử THADS; chỉ đạo sát sao việc cập nhật thông tin, hồ sơ, tiến độ lên phần mềm Quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS để phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành chung.
- Thường xuyên bám sát và chỉ đạo kịp thời việc giải quyết bồi thường nhà nước, đảm bảo tài chính, cố gắng giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ dẫn đến bồi thường nhà nước và đảm bảo tài chính. Kiên quyết xử lý sai phạm; thực hiện có hiệu quả việc hoàn trả nhằm thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Lãnh đạo Cục THADS chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Cục THADS, Lãnh đạo các Chi cục THADS trong quá trình hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tổ chức thi hành án, thẩm tra hồ sơ thi hành án và xử lý kiến nghị, kháng nghị của cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên đánh giá, nhận diện những vụ việc có nguy cơ phát sinh BTNN để kịp thời xử lý. Thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin đối với những vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ quan THADS chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại và kiến nghị, kháng nghị, báo cáo giám sát của cơ quan có thẩm quyền, Viện Kiểm sát nhân dân mà có quan THADS chấp nhận toàn bộ hoặc một phần và thực hiện.
- Chủ động chuẩn bị các nội dung để tổng kết triển khai công tác THADS, THAHC năm 2024, bảo đảm thiết thực với tinh thần đánh giá kỹ nguyên nhân của kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến kết quả chỉ tiêu, nhiệm vụ. Những kinh nghiệm đã và đang phát huy hiệu quả thì tổng hợp nhân rộng trong phạm vi tỉnh, thành phố. Nếu đã được kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả thì đưa vào báo cáo tổng kết, tổng hợp, báo cáo về Tổng cục để nhân rộng trong toàn quốc. Đối với các vấn đề còn hạn chế, yếu kém, sai phạm, tiêu cực được phát hiện trên địa bàn qua thanh tra, kiểm tra, kiểm sát; những vấn đề mà báo chí nêu, các nội dung Tổng cục đã chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, phòng ngừa vi phạm cần phân tích kỹ để rút ra bài học kinh nghiệm, bảo đảm không lặp lại (nhất là những vấn đề lên quan đến chậm nộp tiền, sâm tiêu tiền thi hành án; gửi tiền thi hành án không đúng nơi quy định; thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng; v.v).
Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá công chức, bảo đảm khách quan, dân chủ, đúng quy định. Quá trình đánh giá công chức cần thực hiện nghiêm các quy định của Bộ, của Tổng và những nội dung mới theo quy định tại
Nghị định 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ sửa đổi
Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ quy định của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự về đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị mình. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự triển khai nghiêm túc nội dung này tại địa phương mình.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chú trọng kiện toàn tổ chức.
III. ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NĂM 2024
1. Nguyên tắc chung trong việc giao chỉ tiêu năm 2024
- Phù hợp với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, TAND và công tác THA; quy định của Thông tư số 06/2019/TT-BTP ngày 21/11/2019 của Bộ Tư pháp quy định Chế độ báo cáo thống kê THADS, theo dõi THAHC, Nghị quyết số 23-NQ/BCSĐ ngày 29/3/2022 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm THADS, theo dõi THAHC giai đoạn 2022-2026, các quy định của pháp luật và thực tiễn THADS, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS trong điều kiện bình thường mới.
- Hiện tại, các chỉ tiêu giao trong những năm trước đây phần lớn được thực hiện ổn định, phù hợp thực tiễn, do đó Tổng cục đề nghị tiếp tục duy trì 6/7
[5] chỉ tiêu, nhiệm vụ nhằm tăng cường hiệu quả trong quản lý, điều hành hoạt động THADS.
- Chỉ tiêu, nhiệm vụ giao cho cơ quan THADS địa phương năm 2024 cao hơn chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Bộ giao cho Hệ thống THADS, Tổng cục giao cho cơ quan THADS địa phương trong năm 2023, nhưng đồng thời đảm bảo không tạo áp lực lớn đến toàn Hệ thống THADS, tạo động lực phấn đấu và từng bước phát triển trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS.
Việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ căn cứ vào dự báo bình quân số việc, tiền phải thi hành/01 Chấp hành viên và được chia thành 5 nhóm, có mức chênh lệch 0,1% cho mỗi nhóm. Nhóm có bình quân số việc cao nhất sẽ giao bằng chỉ tiêu sàn, các nhóm còn lại theo thứ tự giảm dần số việc bình quân/01 Chấp hành viên, sẽ giao cao hơn 0,1% so với nhóm trước liền kề.
2. Đề xuất giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể
1. Phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức THADS, trong đó:
a) Ra quyết định thi hành án (THA) đúng quy định của pháp luật 100% đối với bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
b) Phấn đấu thi hành đạt tỷ lệ thi hành án xong trên
83%[6] về việc và trên
46%[7] về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành (chi tiết các địa phương theo Phụ lục 1, 2 gửi kèm).
c) Thi hành có hiệu quả các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
d) Kết quả thi hành án liên quan đến các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, các khoản thu cho ngân sách nhà nước đảm bảo đạt tỷ lệ thi hành xong về việc, về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành cao hơn năm 2023.
2. Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác THAHC và chấp hành pháp luật TTHC. Theo dõi 100% bản án, quyết định hành chính theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiến nghị xử lý đối với các trường hợp chậm thi hành án hoặc chấp hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính.
3. Bảo đảm xác minh điều kiện THA, phân loại việc thi hành án dân sự, ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA và chuyển sổ theo dõi riêng đúng quy định của pháp luật; đăng tải kịp thời, đầy đủ, đúng quy định thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án và các thông tin liên quan đến lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản lên Cổng/Trang thông tin điện tử Thi hành án dân sự, Cổng thông tin điện tử bán đấu giá tài sản; công khai thông tin và chấm dứt công khai thông tin về việc không chấp hành án hành chính theo quy định.
4. Trả lời bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục và thời hạn 100% số văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới đã hết thời hạn trả lời theo quy định.
5. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đúng quy định của pháp luật; giải quyết dứt điểm 100% số đơn thư khiếu nại, tố cáo từ năm 2023 chuyển sang; giải quyết xong các vụ việc thuộc thẩm quyền mới phát sinh trong năm 2024 đạt tỉ lệ ít nhất 95%. Phấn đấu hạn chế phát sinh vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bảo đảm tài chính; giải quyết các vụ việc đã phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bảo đảm tài chính đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ số lượng việc, tiền THA, số lượng CHV hiện có của mỗi địa phương, Tổng cục giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hợp lý, đảm bảo không thấp hơn chỉ tiêu do Bộ Tư pháp giao.
[1] Số việc cùng kỳ năm 2022, Tổng số giải quyết 873.237 việc; Số thụ lý mới 547.121 việc; Tổng số phải thi hành 861.529 việc; Số có điều kiện thi hành 653.719 việc; Số thi hành xong 539.290 việc; Số chuyển kỳ sau 322.239 việc.
[2] Số tiền cùng kỳ năm 2022, Tổng số giải quyết 360.154 tỷ 763 triệu 396 nghìn đồng; Số thụ lý mới 130.465 tỷ 691 triệu 542 nghìn đồng; Tổng số phải thi hành 336.996 tỷ 408 triệu 410 nghìn đồng; Số có điều kiện thi hành 165.661 tỷ 567 triệu 484 nghìn đồng; Số thi hành xong 75.240 tỷ 628 triệu 949 nghìn đồng; Số chuyển kỳ sau 261.755 tỷ 779 triệu 460 nghìn đồng.
[3] Số việc cùng kỳ năm 2022, Tổng số giải quyết 4.090 việc; Số thụ lý mới 2.186 việc; Tổng số phải thi hành 3.973 việc; Số có điều kiện thi hành 2.739 việc; Số thi hành xong 1.895 việc; Số chuyển kỳ sau 2.078 việc.
[4] Số tiền cùng kỳ năm 2022, Tổng số giải quyết 92.261 tỷ 066 triệu 185 nghìn đồng; Số thụ lý mới 23.944 tỷ 957 triệu 384 nghìn đồng; Tổng số phải thi hành 89.609 tỷ 972 triệu 834 nghìn đồng; Số có điều kiện thi hành 43.593 tỷ 296 triệu 388 nghìn đồng; Số thi hành xong 15.989 tỷ 592 triệu 215 nghìn đồng; Số chuyển kỳ sau 73.620 tỷ 380 triệu 619 nghìn đồng.
4 Bỏ chỉ tiêu, nhiệm vụ “Thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ, cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, nhất là các vi phạm trong kê biên, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án” do đây là nhiệm vụ đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm tại Chương trình công tác trọng tâm trong lĩnh vực THADS, theo dõi THAHC năm 2024, đánh giá dựa trên công tác tổ chức và vi phạm phát sinh của Chấp hành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định, không có tính chất định lượng để đánh giá theo chỉ tiêu.
[6] Tỉ lệ thi hành xong về việc giao Hệ thống THADS năm 2023 là 82,50%.
[7] Tỉ lệ thi hành xong về tiền giao Hệ thống THADS năm 2023 là 45,50%.