Năm 2008, công tác thi hành án dân sự ở Hưng Yên sẽ tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Trong công tác chuyên môn nghiệp vụ:
- Thực hiện đầy đủ, đảm bảo hiệu quả Quyết định số 49/QĐ-BTP ngày 16/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Chương trình trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2008.
- Tích cực xác minh, phân loại án theo quy định, đưa ra thi hành 100% số vụ việc, kiên quyết tổ chức thi hành triệt để những việc thi hành án có điều kiện thi hành, phấn đấu thi hành xong 75% về việc, 55% về tiền trở lên trên số có điều kiện thi hành.
- Kịp thời yêu cầu Toà án ra bản án, quyết định giải thích nếu thấy bản án, quyết định có điểm chưa rõ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu thấy bản án, quyết định có vi phạm hoặc có tình tiết mới, không để án tồn đọng kéo dài.
- Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời tại nơi phát sinh, không để đơn thư khiếu nại vượt cấp, kéo dài.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc đôn đốc thi hành những vụ việc có giá trị không quá 500.000 đồng đã chuyển giao về Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Chủ động lập hồ sơ và phối hợp với các cơ quan hữu quan xét miễn, giảm khoản tiền phạt, án phí cho những đối tượng có đủ điều kiện được xét miễn, giảm khoản án phí, tiền phạt.
- Nghiên cứu, áp dụng kịp thời các văn bản pháp luật mới về công tác thi hành ám dân sự.
Trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành: Kịp thời tham mưu, đề xuất với Giám đốc Sở Tư pháp kiện toàn về công tác tổ chức, cán bộ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác của từng đơn vị.
Mỗi đơn vị Thi hành án dân sự trong tỉnh có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc. Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành cán bộ bằng quy định của pháp luật và nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị mình, kiên quyết xử lý hoặc đề nghị xử lý những cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế làm việc của cơ quan.
Thực hiện nghiêm thức chế độ bán cáo thống kê, nộp báo cáo thống kê đúng quy định.
Thường xuyên giáo dục cán bộ, công chức chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tốt quy chế, Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên.
Áp dụng kịp thời các chế độ, quyền lợi, khen thưởng đối với cán bộ, công chức trong ngành.
Trong việc tăng cường mối quan hệ công tác nâng cao uy tín của cơ quan thi hành án:
Chủ động tham mức với Ban chỉ đạo thi hành án cấp mình trong việc chỉ đạo các ngành hữu quan và chính quyền cơ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc tổ chức thi hành án.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan hữu quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể, chính quyền cơ sở trong công tác tổ chức thi hành án, đặc biệt là việc việc tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về thi hành án dân sự để cán bộ và nhân dân hiểu, chấp hành.
Lê Tuấn