Nam Định chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi hành án dân sự

12/07/2007

Ngày 28 tháng 6 năm 2007, UBND tỉnh Nam Định  đã ban hành Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND để tăng cường chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:



Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trư­ởng các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan tập trung chỉ đạo, tăng cư­ờng các hoạt động tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với công tác thi hành án dân sự.

 Sở Tư­ pháp có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, hư­ớng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Cơ quan Thi hành án và các cơ quan chuyên môn, phối hợp với các đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác thi hành án dân sự tại địa ph­ơng. Ban chỉ đạo thi hành án của tỉnh đôn đốc, hư­ớng dẫn Ban chỉ đạo thi hành án các huyện, thành phố hoạt động theo đúng Quy chế đã ban hành.   

Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh, tăng cư­ờng phối hợp với cơ quan Công an, T­ư pháp và Cơ quan Thi hành án dân sự, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý của ngành, đoàn thể mình, thực hiện nghiêm quy định tại Thông t­ư Liên tịch số 02/TTLT, ngày 17/9/1993 của Bộ Tư­ pháp, Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự.

Đối với Thủ trư­ởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải có trách nhiệm ra quyết định thi hành án, chỉ đạo thi hành án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Với những vụ án lớn, phức tạp ảnh h­ưởng đến tình hình an ninh, chính trị của địa ph­ơng mà phải cư­ỡng chế thi hành; những vụ án người phải thi hành có điều kiện thi hành nhưng không tự nguyện hoặc hết thời gian tự nguyện thi hành mà phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành, thì Cơ quan Thi hành án dân sự phải chủ động xây dựng phương án cưỡng chế, báo cáo Ban chỉ đạo Thi hành án cấp mình phê duyệt để thực hiện; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để thống nhất phư­ơng án bảo vệ trật tự an toàn cho việc cưỡng chế thi hành án.

 Cơ quan Công an có nhiệm vụ xây dựng ph­ương án đảm bảo giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cư­ỡng chế thi hành án, cơ quan Công an và các cơ quan có liên quan có nhiệm vụ phối hợp thực hiện theo yêu cầu của Thủ tr­ưởng Cơ quan Thi hành án hoặc Chấp hành viên./.

Trần Thị Hồng Nhung