Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Trương Minh Hưng- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa – Phó trưởng Khu vực thi đua miền Đông Nam Bộ - Trưởng đoàn kiểm tra cho biết:
Nhằm nắm bắt tình hình, kết quả phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, Chỉ thị 02/CT-BTP ngày 24/01/2011 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và với khẩu hiệu “Toàn ngành Tư pháp tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ, đổi mới lề lối làm việc, đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao” gắn với thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt trong năm 2013 ngành Thi hành án dân sự kỷ niệm 20 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự và ngày 19/7 hàng năm là Ngày truyền thống Thi hành án dân sự theo Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông qua hoạt động kiểm tra, nhằm nâng cao nhận thức của Thủ trưởng các đơn vị, cấp ủy, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức về vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Từ kết quả phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng tấm gương điển hình tiên tiến của các cá nhân, tập thể, đồng thời làm cơ sở trong công tác bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng cuối năm
Hoạt động của kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng gắn với kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác thi hành án dân sự bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm túc, hiệu quả theo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Thi hành án dân sự.
Thông qua công tác kiểm tra, các đơn vị trao đổi, học tập và tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự và việc tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng. Kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể có thành tích để nhân rộng, động viên cán bộ, công chức khác học tập và làm theo.
Theo báo cáo 10 tháng đầu năm 2013, với chức năng và nhiệm vụ được giao, các đơn vị thành viên trong Khối thi đua đã tích cực, chủ động trong việc triển khai thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao, đảm bảo an ninh trật tự, ổn định xã hội trên địa bàn. Công tác thi đua tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị nên các phong trào thi đua có nhiều đổi mới, phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung và luôn bám sát khẩu hiệu thi đua của khối:
Phong trào thi đua tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận đã thu hút được đông đảo tập thể, cá nhân công chức hưởng ứng tham gia, 100% tập thể và cá nhân làm công tác thi hành án dân sự đều thực hiện tốt việc ký giao ước thi đua, đăng ký các danh hiệu và hình thức thi đua cụ thể, thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch. Các phong trào thi đua được phát động như phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”. Trong đó, đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng 20 năm ngày chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan thuộc Chính phủ, với mục tiêu: Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về thi hành án dân sự theo các chỉ tiêu do Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng giao, thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, giảm việc thi hành án chuyển kỳ sau. thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2013.
Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận đã tích cực tham gia hưởng ứng, tổ chức các phong trào thi đua và đã đạt được thành tích trong các lĩnh vực chuyên môn như:
- Tỷ lệ về việc: Đạt 85% (chỉ tiêu giao là 88%) trên số có điều kiện giải quyết là 1.607 việc.
- Tỷ lệ về tiền: Đạt 75% (chỉ tiêu giao77%) trên số có điều kiện giải quyết là 50.853.402.000đ.
Thông qua báo cáo, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận đã nêu ra những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích, các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn công tác như:
- Thường xuyên nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường phối hợp giữa cấp ủy chính, quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua thông qua việc ký kết, giao ước thi đua hàng năm.
- Nêu cao vai trò của công chức và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có lòng nhiệt tình với công việc và phải nâng cao năng lực trong công tác chuyên môn. Qua đó, đơn vị đã tổ chức quán triệt, triển khai Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Chỉ thị 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, Chỉ thị 02/CT-BTP ngày 24/01/2011 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và Thông tư liên tịch số 06/2011 ngày 07/3/2011 hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp cho tập thể công chức trong đơn vị thực hiện.
- Tổ chức khen thưởng công bằng, kịp thời, tránh tình trạng thi đua chạy theo hình thức mà kết quả thực tế thì không có. Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát đúng, né tránh sự thật là vấn đề làm trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường. Do đó, mục tiêu thi đua phải luôn gắn liền với nhiệm vụ công việc hàng ngày và gắn liền với mục đích, yêu cầu chung trong từng giai đoạn, chính vì vậy đơn vị đã xây dựng Kế hoạch số 91/KH ngày 22/3/2013 về thực hiện công tác thi đua cao điểm được chia ra làm 2 đợt:
Đợt 1: Bắt đầu từ ngày 01/3/2013 đến 31/5/2013 chỉ tiêu phấn đấu đạt 54% về việc và 44% về tiền.
Đợt 2: Từ ngày 01/6/2013 đến 30/9/2013 chỉ tiêu phấn đấu đạt 34% về việc và 33% về tiền.
Nhìn chung, qua triển khai thực hiện, nhận thức của công chức trong đơn vị về vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được nâng lên. Do đó, công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục là động lực, một trong những công cụ hữu hiệu, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chương trình, kế hoạch công tác thi hành án dân sự nói riêng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự đã khắc phục được những tồn tại và tiếp tục đi vào nề nếp. Các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đều giải quyết đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật, hạn chế được tình trạng đơn thư gửi nhiều cấp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thi hành án trong toàn ngành. Qua công tác tiếp công dân, nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tiếp công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân. Vì vậy, Chi cục đã phân công 01 thẩm tra viên phụ trách công tác tiếp công dân và lãnh đạo đơn vị bố trí lịch tiếp công dân đúng quy định.
Đinh Đức Trọng