Giải pháp về việc người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành

Việc xác định người phải THA có điều kiện THA hay chưa có điều kiện THA là một trong những tác nghiệp đặc biệt quan trọng của Chấp hành viên trong hoạt động tổ chức THADS. Trường hợp người phải THA có điều kiện thi hành thì việc tổ chức THA được thực hiện thông qua các hình thức tự nguyện THA, thỏa thuận THA hoặc cưỡng chế thi hành  các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Nhiều “Điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong thi hành án dân sự

Sáu tháng đầu năm 2018, tổng số thụ lý về tiền là gần 163 nghìn tỷ đồng, tăng gần 23 nghìn tỷ đồng (16,30%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là gần 159 nghìn tỷ đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là gần 92 nghìn tỷ đồng (58,37%); số chưa có điều kiện thi hành là gần 66 nghìn tỷ đồng (41,63%). Kết quả thi hành xong trên 12 nghìn tỷ đồng, giảm gần 5 nghìn tỷ đồng (giảm 5,20%) so với cùng kỳ năm 2017. Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đánh giá kết quả về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại và việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018 là hết sức thách thức. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác thi hành án là vấn đề hết sức cấp bách.

Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án

Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì khiếu nại trong thi hành án dân sự là việc các bên đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị với người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình thụ lý và tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, khi có căn cứ cho rằng những quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chín lưu ý trong xác minh điều kiện thi hành án

Xác minh điều kiện thi hành án là hoạt động không thể thiếu trong công tác thi hành án dân sự. Mục đích chính của xác minh điều kiện thi hành án để trả lời câu hỏi hồ sơ thi hành án này có điều kiện hay chưa có điều kiện thi hành án, có tổ chức việc thi hành án được hay chưa, để từ đó có biện pháp giải quyết việc thi hành án phù hợp.

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong hộ gia đình để thi hành án

Chữ “hộ” trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, theo đó ruộng đất được giao theo bình quân nhân khẩu. Cụ thể là trong sổ hộ khẩu gia đình (hộ khẩu thường trú) có bao nhiêu “người từ 15 tuổi trở lên” (trang 373 Từ điển Luật học) thì được giao bao nhiêu đất căn cứ vào quỹ đất của địa phương. Nếu “chủ điền” có dư đất thì chia cho người thiếu đất theo chủ trương “nhường cơm xẻ áo”. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu được quy định bởi Điều 25 Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý hành chính vẫn dựa trên “hộ khẩu” nên phát sinh  nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình để thi hành án.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù cho các cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018.

Về thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo các văn bản khác trong thi hành án dân sự

Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”[1]. Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đảm bảo thực thi trên thực tế các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định của Trọng tài Thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh[2].  Công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa, vai trò và vị trí rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nước ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
 
[1] Điều 106 Hiến pháp năm 2013.
[2] Điều 1, Điều 2  Luật Thi hành án dân sự

Bàn về biện pháp thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án

Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền của người phải thi hành án. Điều kiện, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp này được quy định cụ thể tại Điều 79 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật THADS) và Điều 22 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP). 

Một số vấn đề bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự là một trong những công tác quan trọng nhằm đấu tranh phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thi hành án dân sự. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện hành bao gồm: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, ngày 14/8/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt Nghị định số 110/2013/NĐ-CP).

Suy nghĩ về vận dụng triết học Marx-Lenin vào công tác xác minh điều kiện thi hành án

Triết học Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Marx-Lenin, được Marx, Engels sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau đó được Lenin và các nhà macxit khác phát triển thêm. Sự ra đời của triết học Marx-Lenin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.[i]
 
[i] Triết học Mác - Lenin, chương trình cao cấp, tập I, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 129.