Ninh Bình: 9/9 đơn vị Thi hành án dân sự vượt chỉ tiêu thực thu về tiền do Bộ quy định

30/10/2007

Năm 2007, mặc dù công tác Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Ninh Bình vẫn chưa tháo gỡ hết đượcnhững khó khăn vướng mắc. Đội ngũ cán bộ, chấp hành viên còn mỏng so với yêu cầu công việc được giao, Tại huyện miền núi Nho Quan, và huyện ven biển Kim Sơn, đây là 2 huyện có địa bàn rộng, mỗi đơn vị có tới 27 xã, thị trấn, hàng năm cơ quan Thi hành án phải thụ lý từ 600-700 việc với số tiền 3-5 tỷ đồng. Song biên chế mối đơn vị chỉ có 9 người trong đó có 3 Chấp hành viên, Thi hành án dân sự huyện Yên Mô có 7 biên chế trong đó chỉ có 2 Chấp hành viên gồm 1 Trưởng Thi hành án và 01 Chấp hành viên. Trước thực trạng cán bộ ít, trình độ năng lực không đều, trong khi khối lượng công việc lớn và ngày càng phức tạp đã dẫn đến số lượng án tồn đọng, không được thi hành. ngày càng tăng



Với mục tiêu “Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả  công tác THADS, tổ chức thi hành án các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đạt kết quả, có giải pháp làm giảm án tồn đọng” góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, các cơ quan, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Tư pháp, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức trong các cơ quan thi hành án dân sự, sự phối kết hợp giữ các ngành chức năng, Công tác Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình đã có những giải pháp tích cực, từng bước khắc phục khó khăn và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đạt và vượt chỉ tiêu của ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương giao cho.

Về nhân sự: Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án. Tính đến tháng 6/2007 toàn tỉnh Ninh Bình có 88 cán bộ, công chức làm công tác THADS đó có 39 Chấp hành viên (thi hành án tỉnh 7, Thi hành án huyện, thị xã, thành phố 32). Việc phân bổ công chức và Chấp hành viên được thực hiện theo cơ chế bố trí hợp lý cán bộ ở những đơn vị trung tâm kinh tế văn hoá của tỉnh, hoặc ở những huyện thị  địa bàn rộng đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc như Thành phố Ninh Bình có tới 16 công chức trong đó có 7 Chấp hành viên, các huyện thị còn lại có từ 7-9 công chức trong đó có từ 3-4 Chấp hành viên. Nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên cho các đơn vị thi hành án, Thi hành án dân sự tỉnh  đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cử 06 đồng chí cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ thi hành án tại Học viện Tư pháp, bố trí để các đồng chí kế toán trưởng, phụ trách kế toán các đơn vị đi dự tập huấn nghiệp vụ về công tác kế toán theo triệu tập của Bộ Tư pháp.

Để kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị thi hành án dân sự, trong tháng 9/2007, Thi hành án dân sự tỉnh đã làm thủ tục đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp trình Bộ Tư pháp bổ nhiệm Trưởng Thi hành án, đề nghị Giám đốc Sở bổ nhiệm 01 Phó trưởng thi hành án dân sự Thị xã Tam Điệp, 02 Kế toán trưởng, 06 đồng chí phụ trách kế toán ở các đơn vị thi hành án trong tỉnh và làm thủ tục đề nghị Bộ xét bổ nhiệm 01 kế toán trưởng Thi hành án dân sự tỉnh.

Thực hiện thông tư 01/2007 của Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ, Ngày 20/8/2007 Cục Trưởng Cục thi hành án dân sự đã có Quyết định thành lập 2 phòng chuyên môn thuộc Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình gồm phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp tài vụ và Phòng nghiệp vụ kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo. Hiện tại Sở Tư pháp đã thống nhất nhân sự và đang đề nghị Cục trưởng Cục thi hành án dân sự bổ nhiệm Trưởng và các Phó trưởng phòng.

Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ: cũng được chú trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án đồng thời hạn chế tối đa những sai sót và vi phạm trong khi tác nghiệp. Trong năm 2007, Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh đã yêu cầu UBND và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các huyện, thị, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài. Chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối kết hợp cùng với chính quyền cơ sở tổ chức xác minh phân loại án và thuyết phục giáo dục các đương sự phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ dân sự theo bản án nhằm làm giảm án tồn đọng không được thi hành. Ban chỉ đạo THA tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức, đôn đốc thi hành án đối với các vụ việc có giá trị dưới 500.000đ mà cơ quan thi hành án chuyển giao. Từ sự chỉ đạo đúng đắn, thời gian qua, các cấp chính quyền cơ sở đã quan tâm hơn đến hoạt động THADS và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của cấp uỷ, chính quyền mình. Nhiều huyện, thị thành phố cấp uỷ chính quyền đã huy động được hệ thống chính trị tại chỗ giúp các đương sự tự hoà giải, hoặc tháo gỡ khó khăn vướng mắc để tổ chức thi hành dứt điếm các vụ việc phức tạp, kéo dài. Qua đó có tác động tích cực đến ý thức của nhân dân đối với việc tự giác chấp hành  các bản án quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Ban pháp chế HĐND tỉnh và HĐND huyện, thị xã thành phố  cũng đã tăng cường việc kiểm tra, giám sát đối với công tác THADS, qua công tác giám sát, HĐND tỉnh, HĐND huyện, thị xã, thành phố cũng đã chỉ ra những thiếu sót cần khắc phục, kiến nghị, đề xuất với chính quyền cùng cấp trong việc quan tâm chỉ đạo cũng như có giải pháp tích cực hỗ trợ các đơn vị THA tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành dứt điểm các quyết định, bản án đã có hiệu lực trên địa bàn của  mình.

Thực hiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh THADS năm 2004, khoản 1,2 Điều 12, Điều 19 Nghị định 50/2005/NĐ-CP ngày 01/4/2005 của Chính phủ, Lãnh đạo THADS tỉnh cũng đã có những giải pháp tích cực trong việc chỉ đạo áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động THADS tại địa phương mình. Đã tiến hành sao chép các văn bản pháp luật mới về nghiệp vụ thi hành án và hướng dẫn chỉ đạo của ngành gửi cho các Chấp hành viên tỉnh, các đơn vị thi hành án dân sự kịp thời nghiên cứu và áp dụng như: Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTP-BNV ngày 29/3/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức cán bộ Thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quyết định số 03/2007/QĐ-TTg ngày 25/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với những người tham gia cưỡng chế Thi hành án dân sự; Cơ quan THADS các huyện, thị, thành phố đã  phố hợp với Phòng Tư pháp cùng cấp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Ban tư pháp các xã phường về nghiệp vụ THADS qua đó nâng cao kỹ năng cũng như nhận thức của chính quyền địa phương về vai trò, vị trí của mình trong công tác  thi hành án. THADS tỉnh cũng đã phối hợp với các ngành Kiểm sát, Toà án tổ chức hội nghị  thảo luận và ra Thông báo kết luận liên ngành hướng dẫn các đơn vị Toà án, Kiểm sát và Thi hành án cấp dưới thống nhất thực hiện một số vấn đề trong công tác THADS. Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xem xét, xử lý một số vướng mắc trong thi hành án, giúp các đơn vị hạn chế những sai sót trong quá trình tác nghiệp. Đã phối hợp với Ban chỉ đạo Thi hành án các huyện tháo gỡ khó khăn, tổ chức thi thi hành các vụ việc phức tạp, kéo dài đạt kết quả.

Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời sai sót của đội ngũ cán bộ làm công tác THA, hạn chế hiện tượng Chấp hành viên vi phạm kỷ luật trong nghiệp vụ cũng như đạo đức phẩm chất, lối sống. Trong  năm 2007, THADS tỉnh thụ lý và giải quyết 38 đơn thư của công dân khiếu nại, tố cáo về thi hành án.  Trong đó có 24 đơn khiếu nại về chậm THA, 04 đơn khiếu nại về Quyết định THA, 01 đơn khiếu nại về bồi thường, 04 đơn khiếu nại về thủ tục THA, 02 đơn tố cáo, 03 đơn đề nghị khác. Các đơn vị THA huyện, thị xã thành phố trong phạm vi chức năng của mình cũng đã tiếp nhận và giải quyết 33 đơn, trong đó có 31 đơn khiếu nại về chậm thi hành án, 2 đơn khiếu nại về cưỡng chế . Các đơn khiếu nại tố cáo có liên quan đến công tác THA khi tiếp nhận đều được xem xét phân loại và vào sổ thụ lý để giải quyết, những đơn thư khiếu nại về chậm thi hành án đã được chuyển đến các đơn vị THA hoặc Chấp hành viên tỉnh phụ trách hồ sơ, yêu cầu các đơn vị xem xét tổ chức thi hành. Qua đơn thư  đã có 6 vụ việc được tổ chức thi hành xong mang lại niềm tin cho công dân, đó là vụ Thìn - Tuyết (T.X Tam Điệp), Quyết – Tươi (huyện Yên Khánh), vụ Thoi - Hường, vụ Đạm – Lâm (T.P Ninh Bình) và vụ Lê Đại Nghĩa, vụ họ Nguyễn Đại Tôn (huyện Hoan Lư). Các vụ việc khác chưa có  điều kiện thi hành nhưng người được thi hành vẫn căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan THA để yêu cầu THA và liên tục có đơn khiếu nại. Các khiếu nại về Quyết định THA,  thủ tục THA và các khiếu nại khác đều được trả lời bằng văn bản cho đương sự.

Qua 1 năm thực hiện nhiệm vụ (Tính từ ngày 01/10/2006 đến 01/10/2007) các cơ quan THADS trong tỉnh phải thi hành 3.999 việc (năm 2006 chuyển sang: 2.552 việc; thụ lý mới 1.447 việc) với số tiền phải thu là 78.978.810.000đ (trong đó năm 2006 chuyển sang 65.461.723.000đ, thụ lý mới 13.498.080.000đ).

Phân loại theo Nghị định 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ, Thông tư 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC ngày 26/02/2001 của Liên bộ Tư pháp, VKSND tối cáo, số việc có điều kiện thi hành là 2.044 việc với số tiền có điều kiện thu là 13.365.944.000đ; số việc chưa có điều kiện thi hành là 1.995 việc với số tiền 65.593.866.000đ chưa và không có điều kiện thi hành. Năm 2007, trong 2.044 việc có điều kiện thi hành, các đơn vị THA trong tỉnh đã thi hành xong 1.279 việc, thi hành đều 68 việc, đình chỉ 116 việc, thi hành dở dang 268 việc, uỷ thác 97 việc, hoãn 124 việc, trả đơn 124 việc, chưa thi hành được 216 việc, đạt tỷ lệ 95%, trong đó thi hành xong hoàn toàn về việc đạt tỷ lệ 75%.

Số tiền có khả năng thu 13.365.944.000đ, đã thi hành thực thu về tiền và tài sản cho Ngân sách, tổ chức xã hội và công dân 7.568.128.000đ, đình chỉ 2.327.280.000đ, miễn giảm 29.750.000đ. Tổng cộng 9.970.158.000đ đạt tỷ lệ 75%, trong đó thực thu so với số tiền có khả năng thu đạt tỷ lệ 69%, so với chỉ tiêu của Bộ tỷ lệ thi hành xong về tiền (75%) và vượt chỉ tiêu thực thu 14% (chỉ tiêu của Bộ 55%). So với cùng kỳ năm 2006 tỷ lệ xong về việc vượt 1% và tỷ lệ thực thu vượt 6% (năm 2006 tỷ lệ xong về việc đạt 74% và tỷ lệ thực thu đạt 63%).

Có thể nói, ngay từ đầu năm , các đơn vị THADS trong tỉnh đã có kế hoạch xác minh đôn đốc giáo dục thuyết phục các đương sự tự nguyện thực hiện quyết định của THA, bên cạnh đó cũng có những giải pháp đối với những đương sự có điều kiện nhưng cố tình không thi hành án. Trong năm 2007, các đơn vị đã áp dụng cưỡng chế thi hành 13 việc trong đó Thành phố Ninh Bình cưỡng chế 04 việc, huyện Hoa Lư: 03 việc, huyện Kim Sơn;03 việc; huyện Yên Mô: 02 việc; huyện yên Khánh: 01 việc. các vụ cưỡng chế điển hình là vụ Nguyễn văn Đạm và Nguyễn văn lâm ở phường Đông Thành, T.P Ninh Bình, vụ Quyết –Tưwi huyện yên Khánh, huyện Nhung - Cừu huyện Yên Mô. Nhiều vụ phức tạp kép dài nhiều năm đã được thi hành dứt điểm điển hình là vụ Lê Đại Nghĩa (thị trấn Thiên tôn huyện Hoa Lư) đã giải quyết xong phần truy thu cho Nhà nước trên 92 triệu đồng, vụ Công ty cổ phần xây dưụng công trình 5 Ninh Bình thanh toán trả nợ Ngân hàng Đầu tư trên 500 triệu đồng. ..

 Đạt được những kết quả trên trong năm 2007 là một phần cố gắng nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ công chức THADS trong tỉnh. Mặc dù còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn nhưng với sự đoàn kết nhất trí của các đơn vị THA, được sự chỉ đạo giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền và ngành, sự phối hợp giữa các ngành chức năng đã tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tỷ lệ năm sau đạt cao hơn năm trước, Toàn tỉnh có 6/9 đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu thi hành xong về việc từ 75% trở lên, 3 đơn vị còn lại cũng đạt tỷ lệ từ 71-74%. Tỷ lệ thực thu về tiền cả 9/9 đơn vị đều vượt chỉ tiêu 55% do Bộ quy định. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, giúp cho các đơn vị THA tự khẳng định mình, tạo tiền đề để các đơn vị tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của ngành và của địa phương trong năm 2008 sắp tới. 

Thiều Thị Tú