Về kết quả thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2018:
- Tổng số thụ lý về việc là 7.288 việc, tăng 930 việc (14,6%) so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, số cũ chuyển sang là 3.184 việc, số thụ lý mới là 4.104 việc, giảm 908 việc (28,4%) so với năm 2017.
Trong tổng số việc thụ lý, đã ủy thác 67 việc nên tổng số việc còn phải thi hành là 7.221 việc: Trong đó, số có điều kiện thi hành là: 5.642 việc (chiếm tỷ lệ 78,1 %), tăng 794 việc (16,4%) so với cùng kỳ năm 2017; số chưa có điều kiện thi hành là: 1.579 việc (chiếm tỷ lệ 21,9%).
Kết quả: Trong số việc có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 3.353 việc, đạt tỷ lệ 59,43% và đạt 81,4% kế hoạch năm, tăng 644 việc so với cùng kỳ năm 2017; Số việc chuyển kỳ sau là 3.868 việc.
- Tổng số thụ lý về tiền là 1.474.020.889.000 đồng, tăng 185.849.028.000 đồng (14,4%) so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, số cũ chuyển sang là 1.157.819.354.000 đồng, số thụ lý mới là 316.201.536.000 đồng giảm 62.637.195.000 đồng (16,5%) so với cùng kỳ năm 2017.
Trong tổng số tiền thụ lý, đã ủy thác 258.128.855.000 đồng, nên tổng số tiền phải thi hành là: 1.215.892.034.000 đồng; Trong đó, số có điều kiện thi hành là: 649.300.189.000 đồng (chiếm tỷ lệ 53,4%), giảm 88.272.475.000 đồng (12%) so với cùng kỳ năm 2017; số chưa có điều kiện thi hành là: 566.591.845.000 đồng (chiếm tỷ lệ 46,6%).
Kết quả: Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 113.216.434.000 đồng, đạt tỷ lệ 17,44% và đạt 54,5% kế hoạch năm; Số tiền chuyển kỳ sau là 1.102.675.600.000 đồng trong đó số có điều kiện là: 536.083.755.000 đồng.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2018, công tác Thi hành án dân sự của tỉnh Quảng Ninh, đã triển khai nhiều biện pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ ngành, tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chị thị, Nghị quyết của tỉnh và của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự. Kết quả thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh đã đat: Về việc đạt 59,4% và đạt 81,4 % kế hoạch năm; Về tiền đạt 17,4% và đạt 54,5 % kế hoạch năm; Công tác tổ chức, cán bộ của Cục THADS tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn; công tác hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện đúng quy định và hiệu quả hơn; công tác kiểm tra được nâng cao về chất lượng, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Cục và các Chi cục THADS được quan tâm thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường hơn; ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong toàn Cục có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh; các mặt công tác khác cũng được chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt.
Để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, đồng chí Đinh Khắc Khang – Cục trưởng kết luận và chỉ đạo một số nội dung chính như sau:
- Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh tiến độ giải quyết án, tăng cường hướng về cơ sở, tiếp tục duy trì tổ công tác, do đồng chí Phó Cục trưởng làm tổ trưởng, trực tiếp chỉ đạo giải quyết thi hành án đối với những vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, Bảo hiểm xã hội, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc có số tiền phải thi hành lớn, các vụ việc thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước, trong các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng ..., dư luận xã hội quan tâm; giải quyết các tài sản, khoản tiền tạm thu trên tài khoản tạm gửi theo chỉ đạo của Tổng cục.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc; chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chức danh pháp lý; xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ.
- Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, phổ biến, giáo dục về thi hành án dân sự, các văn bản pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành, sâu rộng tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức của ngành, các cơ quan, tổ chức đoàn thể đặc biệt là các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trực tiếp phối hợp tham gia công tác thi hành án dân sự và các tầng lớp nhân dân hiểu và chấp hành.
- Triển khai thực hiện tốt các Quy chế phối hợp liên ngành đã ký kết trong thi hành án dân sự từ Cục đến các Chi cục: Quy chế phối hợp 04 ngành giữa Cục Thi hành dân sự với Công an, Viện kiểm sát, Tòa án; Quy chế phối hợp 03 ngành giữa Cục Thi hành dân sự với Trại giam, Trại tạm giam; Quy chế phối hợp 02 ngành với Viện kiểm sát, Với Bảo hiểm xã hội; Kế hoạch phối hợp Ngân hàng Nhà nước...
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể các cấp nhất là các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội đã ký kết Chương trình phối hợp trong việc động viên, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án và người nhà đương sự nộp cho đương sự các khoản tiền phải thi hành án.
- Kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các Chấp hành viên và Chi cục; kiên quyết tổ chức cưỡng chế thi hành các trường hợp có điều kiện nhưng đương sự cố tình chây ỳ, chống đối không chịu thi hành án.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra và tự kiểm tra; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ giải quyết án, việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ của các Chi cục, Chấp hành viên và cán bộ, công chức; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thi hành án dân sự; kiểm tra việc thực hiện Chủ đề năm của tỉnh Quảng Ninh.
- Chú trọng công tác về tổ chức, cán bộ; quan tâm công tác quy hoạch cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức; Tiếp tục điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, Chấp hành viên từ đơn vị ít án đến đơn vị nhiều án để giải quyết án.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai có hiệu quả phần mền thụ lý và thống kê thi hành án từ ngày 01/4/2018 theo đúng chỉ đạo của Tổng cục; tổ chức thực hiện có hiệu quả Bộ phận một cửa và hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án tại Cục và các Chi cục; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự; tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử, văn bản điện tử, thực hiện chữ ký số.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác truyền thông viết các tin, bài, các hoạt động về thi hành án dân sự nhằm tuyên tuyền sâu rộng về công tác thi hành án dân sự; đăng tải kịp thời đầy đủ danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Trang thông tin điện tử của Cục theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, tạo sự minh bạch công khai trong hoạt động thi hành án.