Qua kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và thẩm định quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của chi cục, Cục Thi hành án dân sự nhận thấy còn những tồn tại, hạn chế như:
- Số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ (17 đơn).
- Công tác giải quyết đơn khiếu nại chưa đảm bảo quy định, Cục hủy 02 quyết định của chi cục.
- Vi phạm thời hạn giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Giải quyết không đầy đủ các nội dung khiếu nại của đương sự, không đảm bảo các căn cứ pháp luật, không phân tích đánh giá về nội dung đương sự khiếu nại.
- Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo quy trình, biểu mẫu theo Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. Sai về thể thức, lỗi chính tả; trả lời đương sự này, ghi tên người khác ...
- Cung cấp hồ sơ thi hành án để Cục giải quyết khiếu nại lần 2 chậm, chưa đầy đủ, không sắp xếp thứ tự bút lục làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết của Cục.
- Việc lập biên bản với công dân nội dung và hình thức chưa đảm bảo.
- Một số báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo chất lượng thấp, thiếu nhận xét, đánh giá. Không kịp thời gửi danh sách đơn khiếu nại thụ lý tại đơn vị và gửi kết quả giải quyết đơn về Cục theo chỉ đạo, không thực hiện đúng chỉ đạo của Cục Thi hành án dân sự tại Công văn 295/CTHADS ngày 20/3/2020.
Để khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, Cục Thi hành án đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc lưu ý thực hiện một số công việc sau:
1. Về công tác tiếp công dân:
- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải thích pháp luật để hạn chế đơn khiếu nại, tố cáo.
- Việc ghi chép, cập nhật sổ tiếp công dân cần chính xác. Phải thực hiện việc mở sổ theo dõi tiếp công dân, cập nhật đầy đủ về kết quả giải quyết. Khi tiếp công dân phải thực hiện việc lập biên bản, ghi nhận ý kiến của người được tiếp và trường hợp không giải quyết được ngay phải thông báo rõ thời gian giải quyết cho công dân biết.
- Khi tiếp công dân, trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan THADS yêu cầu Chấp hành viên cung cấp hồ sơ thi hành án hoặc tham gia buổi tiếp để có thể đối thoại, giải trình (không phải tư cách của người giải quyết) giúp cho người được tiếp giảm bức xúc. Chỉ đạo Chấp hành viên thực hiện nghiêm túc các kết luận tại buổi tiếp công dân.
- Chấn chỉnh kịp thời công chức làm công tác tiếp công dân, chấm dứt tình trạng trả lời người được tiếp là không đồng ý có thể khiếu nại lên cấp trên.
- Tăng cường đối thoại, tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về Thi hành án dân sự nói riêng để người dân hiểu và chấp hành pháp luật; tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
2. Về giải quyết KNTC
- Khẩn trương giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan ban ngành chuyển đến như Tổng cục Thi hành án dân sự, Ban Nội chính, Văn phòng UBND tỉnh...
- Làm tốt công tác phân loại đơn, trường hợp đơn chưa rõ nội dung thì có thể mời công dân, tổ chức đến để làm rõ hoặc là thông báo để bổ sung đơn hoặc tài liệu chứng minh. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng là nội dung đơn đã rõ ràng, đầy đủ các thông tin nhưng vẫn gửi giấy mời họ đến làm việc và thực hiện việc lưu đơn với lý do mời hai lần nhưng không đến.
- Xác định chủ thể khiếu nại (nhất là những trường hợp người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan trong thi hành án, trường hợp ủy quyền…), thời hiệu khiếu nại; đối tượng bị khiếu nại hoặc đối tượng bị tố cáo; hành vi, quyết định bị khiếu nại... trước khi quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết. Xác định nội dung khiếu nại và giải quyết đầy đủ các nội dung, có phân tích và diện dẫn căn cứ pháp luật để hạn chế người dân tiếp tục khiếu nại lần 2.
- Thực hiện nghiêm túc yêu cầu gửi hồ sơ liên quan đến khiếu nại, tố cáo theo chỉ đạo của Cục; hồ sơ phải được đánh bút lục và sắp xếp theo thứ tự.
- Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác đối thoại với công dân, áp dụng đúng, chính xác các quy định pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh việc khiếu nại, tố cáo bức xúc kéo dài.
- Luật Tố cáo có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, khi giải quyết tố cáo các cơ quan Thi hành án dân sự phải áp dụng các quy định của Luật Tố cáo, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong thi hành án vẫn áp dụng theo quy định tại Điều 157 Luật THADS.
- Thực hiện nghiêm túc các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực và Kết luận nội dung tố cáo tại đơn vị.
- Đối với các vụ việc có vướng mắc từ bản án, quyết định của Tòa án cần chủ động có văn bản và bám sát kết quả giải quyết của Tòa án, trả lời của cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thi hành kịp thời vụ việc ngay khi có kết quả giải quyết.
3. Về thực hiện chế độ báo cáo
- Thực hiện báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng chỉ đạo của Cục. Nội dung báo cáo phải đầy đủ, chất lượng; có đánh giá, nhận xét công việc.
- Gửi danh sách đơn khiếu nại, tố cáo thụ lý và các quyết định giải quyết về Cục để Cục theo dõi, thẩm định.
Kết luận về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm, Cục trưởng Võ Xuân Biên đã chỉ đạo: đơn vị có vi phạm khẩn trương khắc phục, các đơn vị còn lại rút kinh nghiệm chung, đồng thời nghiêm túc thực hiện các nội dung trọng tâm của 6 tháng cuối năm Cục đã nêu trên, Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tham mưu theo dõi, đôn đốc việc khắc phục hạn chế và triển khai thực hiện của các đơn vị.
Phòng Kiểm tra, giải quyết KNTC