Tại Hội nghị đã tiến hành trao đổi, thảo luận một số nội dung cơ bản như: thống kê số liệu việc thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa phương những năm gần đây; nguyên nhân dẫn đến thực trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; các biện pháp đã áp dụng để xử lý đối với thanh thiếu niên vi phạm pháp luật,…
Qua báo cáo sơ bộ của các Chi đoàn tham gia hội nghị về cơ bản đã nêu bật một số nội dung:
Thứ nhất, theo thống kê của VKSND tỉnh, thời gian gần đây lượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ hành vi vi phạm; các em chủ yếu trong độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi. Các hành vi bị truy tố theo thẩm quyền đối với thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hiện nay chủ yếu về “Gây rối trật tự công cộng” và “Trộm cắp tài sản”, tuy nhiên hầu hết các hành vi trên đều thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Thứ hai, qua thực tiễn xét xử tại TAND tỉnh nhận thấy, hiện nay độ tuổi thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hóa; mức độ hành vi vi phạm pháp luật có tính chất phức tạp; nhân thân các em hầu như đang ở độ tuổi đi học nhưng đã bỏ học hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình bỏ bê, không sát sao việc quản lý. Tuy nhiên, tại các phiên xét xử thanh thiếu niên phạm tội, các em 100% đều có mặt và nhận thức được về hành vi vi phạm pháp luật của mình, có sự ăn ăn hối cải, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do đó việc quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Thứ ba, thực tiễn thi hành Bán án, quyết định có hiệu lực thi hành của Cục THADS tỉnh theo thẩm quyền cho thấy: Hầu hết các Bản án liên quan đến thanh thiếu niên phạm tội đang được thi hành tại Cục THADS tỉnh không nhiều, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự hầu hết đều được thi hành xong, một số trường hợp chưa thi hành được, qua xác minh nhận thấy hầu hết các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật đều có vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ không gương mẫu, rượu chè, cờ bạc, phạm tội đi tù, ly hôn, ly thân phải sống cùng ông, bà, chú, bác, cô, dì... Các em thường hay bỏ học sớm, trong gia đình thường xảy ra bạo lực hoặc việc quản lý, giáo dục các em chưa phù hợp, thiếu sự quan tâm hoặc nuông chiều quá mức, nên khi tiếp xúc với những đối tượng hoặc bạn bè xấu dễ bị lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.
Thông qua hội nghị trao đổi, lấy ý kiến, các Chi Đoàn Thanh niên cũng tham luận một số giải pháp cụ thể nhằm giáo dục, hạn chế tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Hội nghị trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Chi Đoàn Thanh niên trong Khối tích cực chung tay đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên hiểu biết pháp luật; bên cạnh đó có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng việc thanh thiếu niên phạm tội trên địa bàn tỉnh.
Tin bài: Hoài Linh, Chi đoàn thanh niên Cục