Sign In

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2016, định hướng nhiệm kỳ 2016-2020

08/01/2016

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2016, định hướng nhiệm kỳ 2016-2020
Ngày 08/01, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2016, định hướng nhiệm kỳ 2016-2020. Hội nghị tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị vinh dự được đón đồng chí Uông Chu Lưu- Ủy viên BCHTƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
 
Khách mời của Hội nghị có bà Lê Thị Thu Ba- Ủy viên BCHTƯ Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CCTPTƯ, Phó Chánh Văn phòng TƯ Đảng; ông Bế Xuân Trường- Ủy viên BCHTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Bùi Văn Nam- Ủy viên BCHTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công An; ông Chu Ngọc Anh- Ủy viên dự khuyết BCHTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện tổ chức pháp chế các bộ, ngành Trung ương.
Đồng chí Hà Hùng Cường- Ủy viên BCHTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị với sự tham gia của các Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Tại các điểm cầu địa phương còn có thành phần các cơ quan Tư pháp và Thi hành án dân sự địa phương.
Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Liêm- Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chủ trị. Tham dự tại điểm cầu có đồng chí Huỳnh Văn Hạnh Giám đốc Sở Tư pháp; đồng chí Nguyễn Văn Lực Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Trưởng các đơn vị thuộc Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự; Phòng Tư pháp quận, huyện …
Tại hội nghị Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Thanh Liêm có bài phát biểu tham luận quan trọng về công tác Tư pháp và Thi hành án dân sự của Thành phố trong đó nhấn mạnh:
Lãnh đạo Thành phố nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các cơ quan, tố chức và xã hội, nên luôn quan tâm chỉ đạo thường xuyên đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn. Đến nay, bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự của thành phố đã được kiện toàn và hoạt động ổn định, hiệu quả; công tác phổi hợp với cấp ủy, chính quyền các quận, huyện và các cơ quan, ban ngành hữu quan ngày càng chặt chẽ, thống nhất; kết quả phân loại án từng bước đi vào thực chất; công tác kiểm tra với vai trò là công cụ trong quản lý đã được phát huy có hiệu quả; chất lượng hoạt động thi hành án dân sự có bước chuyển biến mạnh mẽ, kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước, giải quyết dứt điểm một số vụ việc thi hành án phức tạp, kéo dài. Bên cạnh những kết quả đạt được này, công tác thi hành án dân sự vẫn còn một số khó khăn như:
  • Số lượng biên chế chưa được tuyển dụng đủ so với chỉ tiêu biên chế được giao; số lượng thụ lý mới về việc, về tiền tăng đột biến trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến tình trạng quá tải trong công tác.
  • Chỉ tiêu về thi hành án dân sự cao, một số chỉ tiêu mang tính tuyệt đổi đã tạo nên áp lực lớn trong việc thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ; đặc biệt là chỉ tiêu giảm việc chuyển kỳ sau, chỉ tiêu về Thừa phát lại là không khả thi trong điều kiện việc thụ lý mới tiếp tục tăng cao; tỷ lệ giải quyết án không đạt yêu cầu về tiến độ.
  • Nhiều vụ việc thi hành án có đương sự bị án tuyên với mức phạt tiền rất cao nhưng người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án. Các quy định về điều kiện miễn, giảm thi hành án chưa họp lý nên việc tổ chức thi hành những vụ việc này không hiệu quả, làm mất nhiều thời gian, công sức, kinh phí.
  • Cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị làm việc còn thiếu, vẫn còn Chi cục Thi hành án dân sự chưa có trụ sở chính thức, phải làm việc trong điều kiện chật chội, nóng bức; 18 đơn vị chưa có kho vật chứng. Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường làm việc của các cơ quan thi hành án dân sự.
  • Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xác định "vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương " cần ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án và phạm vi, nội dung, quy trình, thủ tục cụ thể để ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải chỉ đạo trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án này; chưa có quy chế mẫu về hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên để đảm bảo cho hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.
Từ những khó khăn này, để công tác thi hành án dân sự năm 2016 hoàn thành tốt được chỉ tiêu, nhiệm vụ, Thành phố kiến nghị Bộ Tư pháp:
Một là, có sự quan tâm thiết thực, tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự; phân bổ biên chế, kinh phí theo khối lượng công việc, số việc và số tiền phải thi hành án của các đơn vị.

Hai là, có chế độ đãi ngộ đối với công chức khác làm việc trong cơ quan thi hành án dân sự, như Ke toán, Thủ quỹ, Thủ kho... hoặc có cơ chế cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sử dụng tò nguồn phí thi hành án để hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng này.
Ba là, chủ động quan tâm, chỉ đạo ngay từ đầu đối với những vụ án lòn, có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành để giải quyết các vấn đề phát sinh trong tổ chức thi hành án, tránh phát sinh thêm các tình tiết phức tạp và khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày li tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự (UBNDTP đã có văn bản góp ý việc sửa đổi nội dung Thông tư này).
Cuối cùng, thay mặt lãnh đạo thành phố, đồng chí Lê Thanh Liên gửi lời kính chúc sức khỏe đồng chí Bộ trưởng và các đồng chí lãnh đạo ngành Tư pháp. Hy vọng trong thời gian tới, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp nhiều hơn nữa của Bộ Tư pháp.
 

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: