Sign In
Cổng thông tin điện tử THADS
Trang chủ
Giới thiệu
Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Tin tức
Tin hoạt động
Nghiên cứu trao đổi
Thông tin khác
Thư điện tử
Đăng nhập
Trang chủ
»
Tin tức
»
Nghiên cứu trao đổi
Bàn về vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự
14/12/2021
“Người chứng kiến”, “Người làm chứng” là chủ thể quan trọng được nhắc đến trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, nhiều trường hợp là thành phần không thể thiếu giúp cho quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên được tiến hành một cách khách quan, đúng
thủ tục
pháp luật. Tuy nhiên hiện nay từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, liên quan đến vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự vẫn còn có nhiều vướng mắc, khó khăn.
1. Về cơ sở lý luận:
Luật Thi hành án dân sự có đưa ra hai khái niệm “Người chứng kiến” và “Người làm chứng” tại một số Điều luật cụ thể:
- Khoản 2 Điều 40 Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân:
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của
người chứng kiến
và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
- Khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành án dân sự về Niêm yết công khai:
Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
b) Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của
người chứng kiến
.
- Khoản 3 Điều 58 Luật Thi hành án dân sựvề bảo quản tài sản thi hành án:
Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản,
người làm chứng, nếu có
; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
-
Khoản 3 Điều 68 Luật Thi hành án dân sựvề tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự:
Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của
người làm chứng
. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ.
-
Điều 88 Luật Thi hành án dân sựvề thực hiện việc kê biên:
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng
phải mời người làm chứng
và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản,
người làm chứng
và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền,
người làm chứng
, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
…
Có thể thấy theo các Điều luật trên thì sự có mặt của người làm chứng, người chứng kiến trong một số trường hợp là bắt buộc phải có để đảm bảo cho trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được đúng quy định. Tuy nhiên Luật Thi hành án dân sự dân sự không định nghĩa rõ về hai khái niệm người làm chứng, người chứng kiến như ở Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến
nguồn tin về tội phạm
, về vụ án và được cơ quan có
thẩm quyền
tiến hành tố tụng triệu tập đến (Điều 66 BLTTHS 2015); Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này (Điều 67 BLTTHS 2015) hay ở Bộ luật tố dụng dân sự 2015: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng (Điều 78 BLTTDS 2015).
Từ những trường hợp quy định đã viện dẫn ở trên có thể thấy, khái niệm người chứng kiến đưa ra trong quá trình thực hiện thủ tục về thông báo thi hành án dân sự, khái niệm người làm chứng được đưa ra trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự. Về bản chất, người chứng kiến hay người làm chứng trong các quy định trên đều có vai trò là những người được Chấp hành viên, người thực hiện thông báo về thi hành án dân sự mời tham gia chứng kiến việc tiến hành trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự. Do vậy thiết nghĩ việc đưa ra 2 khái niệm người làm chứng và người chứng kiến trong thi hành án dân sự là không cần thiết, dễ gây khó hiểu, phức tạp quá trình thực hiện thủ tục về thi hành án dân sự.
Trong các biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp cũng có sự không đồng nhất với các quy định của Luật Thi hành án dân sự. Ví dụ: Theo Điều 42 Luật Thi hành án dân sự khi thực hiện việc niêm yết công khai, biên bản niêm yết có chữ ký của người chứng kiến nhưng trong biểu mẫu thì lại ghi người làm chứng. Hay theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự về thực hiện việc kê biên, biên bản kê biên có chữ ký người làm chứng nhưng trong biểu mẫu thì lại ghi là người chứng kiến.
Quan điểm cá nhân tác giả bài viết đề xuất chỉ nên dùng khái niệm người chứng kiến cho đúng với bản chất vai trò và nên đưa vào quy định tại Điều 3 Luật Thi hành án dân sự về giải thích từ ngữ:
“Người chứng kiến trong thi hành án dân sự là người được Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự mời tham gia chứng kiến việc tiến hành trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự”.
2. Khó khăn và kinh nghiệm trong thực tiễn
Trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự, rất nhiều trường hợp Chấp hành viên gặp khó khăn trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục vì không phải trường hợp nào cũng mời được người làm chứng, người chứng kiến cùng tham gia. Các trường hợp phải mời người làm chứng, người chứng kiến là khi không thực hiện được thủ tục thông báo trực tiếp do người phải thi hành án từ chối không nhận văn bản thông báo, phải niêm yết công khai văn bản thông báo, phải thực hiện việc cưỡng chế thi hành… Những trường hợp này người phải thi hành án đều có thái độ chống đối việc thi hành án, có nhiều đối tượng còn phản ứng gay gắt. Nhiều trường hợp khi Chấp hành viên mời những người hàng xóm hay người xung quanh nơi cư trú của người phải thi hành án tham gia chứng kiến thì họ đều từ chối vì tâm lý ngại va chạm, không muốn mất thời gian, không muốn
dính dáng đến việc thi hành án, không muốn tạo quan hệ căng thẳng với người phải thi hành án.
Trên thực tế, khi thực hiện cưỡng chế thi hành án thì phải lên kế hoạch và mời nhiều cơ quan ban ngành cùng tham gia nên việc mời người chứng kiến, người chứng kiến có thể dễ hơn. Khi tiến hành các trình tự, thủ tục về thông báo thi hành án dân sự thì kinh nghiệm thường mời đại diện tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm nơi người phải thi hành án dân sự cư trú tham gia; có nhiều trường hợp mời cán bộ tư pháp hoặc liên hệ cảnh sát khu vực cùng tham gia với tư cách người chứng kiến. Do vậy Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự cần phải linh hoạt, khéo léo, luôn giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự được tiến hành một cách khách quan, đúng
thủ tục
pháp luật. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có kỹ năng ghi biên bản. Khi đi giải quyết việc thi hành án tại cơ sở, Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự có kỹ năng ghi biên bản tốt sẽ giúp việc thi hành án được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn; không gây mất thời gian cho những người tham gia phối hợp, chứng kiến việc thi hành án.
Cao Văn Đức
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về tuyển dụng và tiếp nhận vào làm công chức
(13/12/2021)
Kết quả rõ nét nhờ vận động tự nguyện thi hành án
(10/12/2021)
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc có giá trị lớn cho các tổ chức tín dụng Ngân hàng
(10/12/2021)
Những điểm mới, sửa đổi, bổ sung về khái niệm công chức và phân loại đánh giá cán bộ, công chức
(08/12/2021)
Một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác theo dõi thi hành án hành chính và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành án hành chính của các cơ quan thi hành án dân sự
(08/12/2021)
Thực trạng phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự và một số giải pháp hoàn thiện
(08/12/2021)
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trước yêu cầu rút ngắn thời gian thi hành án
(01/12/2021)
Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
(25/10/2021)
Quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án
(28/09/2021)
Hoàn thiện quy định về kiểm sát thi hành án hành chính
(28/09/2021)
Các tin đã đưa ngày:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
search
Thông báo
Thông báo bán đấu giá tài sản
Văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách quý III năm 2024
Lịch làm việc tuần của Lãnh đạo Cục (Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 13/10/2024)
Quyết định số 01/QĐ-CCTHADS ngày 04/10/2024 của Chi cục THADS TP Tuyên Quang về việc chưa có điều kiện thi hành án (Hà Công Hoan)
V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
Kế hoạch công tác tháng 10/2024 của Cục THADS tỉnh Tuyên Quang
Quyết định kiện toàn Hội đồng sáng kiến các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Quyết định về việc công bố công khai xác định dự toán cắt giảm, tiết kiệm 5% chi thường xuyên NSNN được giao đầu năm 2024
Quyết định về việc xác định tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên được giao đầu năm 2024 theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ
Các Quyết định số 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44/QĐ-CCTHADS của Chi cục THADS huyện Yên Sơn về việc chưa có điều kiện thi hành án
Các Quyết định từ số 39 đến số 44/QĐ-CCTHADS của Chi cục THADS huyện Chiêm Hoá về việc chưa có điều kiện thi hành án
Quyết định số 76/QĐ-CCTHADS ngày 18/9/2024 của Chi cục THADS TP Tuyên Quang về việc chưa có điều kiện thi hành án (Nguyễn Văn Quảng)
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xử lý CBCCVC và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm
Công văn hưởng ứng, tham gia Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tội phạm" năm 2024, vòng sơ khảo đợt 2
Quyết định 12/QĐ-CCTHADS ngày 17/9/2024 của Chi cục THADS huyện Na Hang về việc chưa có điều kiện thi hành án (Hoàng Văn Sỹ)
Văn bản của UBND tỉnh V/v công bố tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường về thoát nạn, ngăn chặn cháy lan và trang bị phương tiện PCCC và CNCH đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh
Quyết định số 30 của Chi cục THADS huyện Hàm Yên về việc tiếp tục thi hành án đối với Nông Văn Tấn- Thôn Phù Hương, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên
V/v Cảnh báo lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng cao trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 08/2024
Quyết định về việc công bố công khai dự toán thu, chi NSNN năm 2024 (điều chỉnh, bổ sung nguồn phí và KP đào tạo)
Quyết định về việc giao điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024
Kế hoạch số 51/KH-CTHADS ngày 23/8/2024 của Cục THADS về thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị
Kế hoạch số 49/KH-CTHADS ngày 20/8/2024 của Cục THADS về thực hiện Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023
Thông báo của Tổng cục THADS về kết quả xét duyệt/ thẩm định quyết toán ngân sách năm 2023 của Cục THADS tỉnh Tuyên Quang
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 (điều hòa phí đợt 1) của VP Cục
V/v triển khai, thực hiện Bản cam kết thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị
Quyết định công bố tài liệu duy trì, cập nhập Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 áp dụng tại Cục THADS tỉnh Tuyên Quang (lần 5)
Quyết định về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2026 và giai đoạn 2026-2031
Danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (Tuyên Quang)
Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Trang thông tin điện tử và Tổ biên tập Trang thông tin điện tử Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Quy chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính giữa Cục Thi hành án dân sự và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Quyết định số 455/QĐ-TCTHADS ngày 26/4/2024 của Tổng cục THADS v/v phê duyệt Kế hoạch tinh giản biên chế của Cục THADS tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông trong lĩnh vực Thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2024-2026 trong các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Quyết định số 454/QĐ-TCTHADS ngày 26/4/2024 của Tổng cục THADS v/v phê duyệt Đề án tinh giản biên chế của Cục THADS tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2024 - 2026
Thông tư số 02/2024/TT-BTP ngày 03/4/2024 của Bộ Tư pháp V/v quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự.
Quyết định ban hành Kế hoạch công tác năm 2024 của Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng
Kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI.
Kế hoạch cải cách hành chính trong công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2024
Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh năm 2024
Quyết định ban hành Kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Nội dung đang được cập nhật
Đường dây nóng
02073.922.199
02073.922.366
02073.822.122
Album ảnh
Video
Tờ gấp tuyên truyền Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và việc hỗ trợ trực tuyến thi hành án dân sự tại các cơ quan quan thi hành án dân sự 2
Tờ gấp tuyên truyền Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và việc hỗ trợ trực tuyến thi hành án dân sự tại các cơ quan quan thi hành án dân sự
Tờ gấp Tuyên truyền Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) 2
Tờ gấp Tuyên truyền Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014)
Bản đồ tỉnh Tuyên Quang
Đ/c Nguyễn Tuyên Cục trưởng báo cáo công tác vớiThứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang
Đoàn công tác dâng hương, báo công tại khu di tích Bộ Tư pháp, Minh Thanh, Sơn Dương
Đoàn công tác dâng hương, báo công tại khu di tích ATK Đinh Hóa, Thái Nguyên
Đoàn công tác dâng hương, báo công tại khu di tích ATK Định Hóa
Đoàn công tác dâng hương, báo công tại khu di tích Bộ Tư pháp, Minh Thanh
Đoàn công tác dâng hương, báo công tại khu di tích Bộ Tư pháp
Chi đoàn Cục thi hành án dân sự Đại hội nhiệm kỳ 2017-2019
prev2
next2
Xem thêm »
Liên kết website
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Tổng cục Thi hành án
Hệ thống văn bản pháp luật quốc gia
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang
Báo Tuyên Quang
Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang
Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang