Tham dự điểm cầu Trung ương còn có các đồng chí đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ, Cục Thi hành án Bộ Quốc Phòng, các đồng chí Phó Tổng cục trưởng và lãnh đạo, Thẩm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Chuyên viên chính các đơn vị thuộc Tổng cục và đại diện Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo một số Phòng chuyên môn thuộc Cục, Chi cục trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số cơ quan truyền thông, báo chí đến dự và đưa tin về Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng cục trưởng trình bày tóm tắt báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2018, phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm của hệ thống Thi hành án dân sự. Theo đó, trong 06 tháng đầu năm (từ ngày 01/10/2017 đến ngày 31/3/2018), Bộ Tư pháp đã tích cực chỉ đạo toàn Hệ thống Thi hành án dân sự triển khai quyết liệt toàn diện, đồng bộ, kịp thời các mặt công tác. Các cơ quan
Thi hành án dân sự thi hành xong số việc cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, công tác xác minh, phân loại án tiếp tục được chú trọng. Cụ thể, kết quả
thi hành án dân sự về việc: tổng số thụ lý là 635.198 việc, tăng 51.457 việc (8,82%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 629.944 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 459.511 việc (72,94%); số chưa có điều kiện thi hành là 170.433 việc (27,06%). Kết quả: Thi hành xong 241.770 việc (tăng 16.654 việc), đạt tỉ lệ 52,61% (tăng 0,95% so với cùng kỳ năm 2017). Về tiền, tổng số thụ lý là 162.952 tỷ 595 triệu 766 nghìn đồng tăng 22.841 tỷ 721 triệu 961 nghìn đồng (16,30%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 158.522 tỷ 438 triệu 871 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 92.522 tỷ 582 triệu 261 nghìn đồng (58,37%); số chưa có điều kiện thi hành là 65.999 tỷ 856 triệu 610 nghìn đồng (41,63%). Kết quả: Thi hành xong 12.072 tỷ 607 triệu 853 nghìn đồng (giảm 4.836 tỷ 096 triệu 212 nghìn đồng), đạt tỷ lệ 13.05% (giảm 5,20% so với cùng kỳ năm 2017). Bên cạnh đó, công tác theo dõi thi hành án hành chính được triển khai quyết liệt hơn. Công tác giải quyết các vụ việc trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; các vụ việc thu hồi các khoản nợ của tổ chức tín dụng có chuyển biến tích cực. Công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục được quan tâm. Công tác hướng dẫn, kiểm tra ngày càng hiệu quả. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện nghiêm túc trong toàn Hệ thống. Tổ chức bộ máy các cơ quan t
hi hành án dân sự tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn; kỷ cương, kỷ luật hành chính không ngừng được tăng cường; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan
thi hành án dân sự tiếp tục được quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ: kết quả
thi hành án dân sự về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017; lượng án có điều kiện chuyển kỳ sau còn nhiều và tăng so với cùng kỳ; số lượng cán bộ bị xử lý kỷ luật vẫn còn tương đối nhiều; số đơn, thư khiếu nại, tố cáo tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2017; công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ còn thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao… là những hạn chế của công tác THADS nửa đầu năm 2018. Một số khó khăn, vướng mắc mà Hệ thống
Thi hành án dân sự phải đối mặt ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, như: Một số vụ việc trọng điểm, phức tạp đã kéo dài nhiều năm trong khi điều kiện kinh tế, xã hội và các quy định của pháp luật liên quan có nhiều thay đổi so với thời điểm giải quyết vụ việc, cần phải có sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất của nhiều cấp, nhiều ngành; điều kiện thi hành án trong những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn còn gặp nhiều khó khăn; trong giai đoạn thẩm định cho vay, các tổ chức tín dụng chưa chặt chẽ trong việc xác định ranh giới đất, định giá chênh lệch nhiều so với giá thẩm định lúc cho vay dẫn đến cơ quan
thi hành án dân sự kê biên thường có khiếu nại, khởi kiện tranh chấp tài sản hoặc bán đấu giá tài sản nhiều lần nhưng không có người mua; việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng qua gần 01 năm thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ; một số vụ việc chưa thể thi hành do trong quá trình tổ chức thi hành án, các cơ quan
thi hành án dân sự nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Bản án, có Quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm, sơ thẩm đang trong quá trình chờ xét xử lại, khó khăn trong quá trình liên quan đến ủy thác tư pháp do đương sự đang cư trú ở nước ngoài dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án; ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án còn chưa cao, phần lớn người phải thi hành án thường tìm cách trì hoãn, kéo dài việc thi hành án, thậm chí có những trường hợp chống đối quyết liệt.
Báo cáo cũng chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại hạn chế và đề ra 07 nhiệm vụ trọng tâm và 06 nhóm giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.
Hội nghị cũng được nghe các ý kiến tham luận, phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ, thuộc Tổng cục và phát biểu của các cơ quan THADS địa phương.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng hoan nghênh những kết quả của công tác
thi hành án dân sự trong 06 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng bày tỏ băn khoăn vì kết quả về tiền thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017; án chuyển kỳ sau so với cùng kỳ chưa có chuyển biến; kết quả thu hồi tiền các khoản nợ của tổ chức tín dụng còn thấp; chỉ đạo nghiệp vụ có lúc chưa kịp thời; tình trạng vi phạm tuy đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra; công tác đào tạo bồi dưỡng, kiện toàn chưa được chú trọng; bồi thường nhà nước theo quy định mới có dấu hiệu tăng…
Trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng yêu cầu toàn Hệ thống Thi hành án dân sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu công tác đã đề ra. Cụ thể: tập trung giải quyết các vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa kê biên được; nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong vụ án kinh tế lớn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phải sâu sát, sáng tạo, linh hoạt; siết chặt kỷ luật kỷ cương công vụ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm; tiếp tục phát huy phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý kịp thời thông tin báo chí…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Mai Lương Khôi - Quyền Tổng cục trưởng thay mặt cán bộ, công chức các cơ quan THADS cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp hiệu quả của các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, đồng thời nghiêm túc tiếp thu, lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thứ trưởng tại Hội nghị. Lãnh đạo Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục và Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương sẽ tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đồng thời đồng chí Quyền Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh các đơn vị thuộc Tổng cục cần tổng hợp ý kiến của các địa phương, để tham mưu Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Bộ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương. Hội nghị tiêp tục làm việc phiên nội bộ vào chiều cùng ngày.