Ngày 09 tháng 11 – Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(17/10/2017)
Cách đây 71 năm ngày 09 tháng 11 năm 1946 đã trở thành lịch sử, ngày đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam - đây chính là ngày mà Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành bản Hiến pháp năm 1946 – đạo luật cơ bản đầu tiên, một “tài sản” đặc biệt của Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Xuất phát từ tư tưởng của Người, sau 66 năm ngày 09 tháng 11 lại được khẳng định giá trị, khi chính thức được ghi nhận trong luật bởi sáng kiến và sự tham mưu của Ngành Tư pháp về “Ngày Pháp luật Việt Nam - ngày 09 tháng 11.
Khi các cơ quan Nhà nước là người không chấp hành án
(09/10/2017)
10 tháng năm 2017, số vụ việc thi hành án hành chính đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016, còn 113 việc (chiếm 43,23%) chưa thi hành được. Dư luận xã hội đang lo lắng, băn khoăn về tính nghiêm minh của kỷ cương phép nước bởi cơ quan Nhà nước phải là tổ chức cần phải nghiêm túc, gương mẫu nhất trong việc thực thi và chấp hành pháp luật.
Chỉ đạo triển khai công tác năm 2018
(27/09/2017)
Năm 2018 là năm thứ hai triển khai thực hiện các Nghị quyết và chủ trương lớn được Quốc hội thông qua. Các cơ quan thi hành án tiếp tục tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. Để khẩn trương triển khai toàn diện công tác năm 2018, bảo đảm tính liên tục trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác THADS, hành chính, tránh hiện tượng buông xuôi và tâm lý “xả hơi”, đầu năm “đủng đỉnh”, cuối năm “chạy chỉ tiêu”, trong khi chờ ban hành Chương trình trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực THADS năm 2018, ngày 25/9/2017, Tổng Cục đã ban hành Công văn số 3545/TCTHADS-VP về việc triển khai công tác năm 2018, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
Một số nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin
(25/09/2017)
Để cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013“ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp...” đồng thời nội luật hóa một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin gồm 5 chương, 37 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018. Sau đây xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật:
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin.
(25/09/2017)
Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; xác định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên phạm vi cả nước.
Theo Kế hoạch, các Bộ, ngành, địa phương sẽ tổ chức quán triệt việc thi hành và phổ biến nội dung của Luật; tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của công dân; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Điều 3 của Luật tiếp cận thông tin.
Đồng thời, xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với Luật; xây dựng quy chế nội bộ của các cơ quan để thực hiện quy định của Luật.
Từ chối yêu cầu thi hành án dân sự
(19/09/2017)
Cơ quan thi hành án dân sự nhận được đơn yêu cầu thi hành án nhưng không tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự để ra quyết định thi hành và tổ chức việc thi hành án dân sự thì từ chối như thế nào ? Những trường hợp nào từ chối yêu cầu thi hành án dân sự ? Những nội dung này cần được xác định như sau:
Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
(21/08/2017)
Ngày 16/8/2017, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ. Theo điều 2 của Nghị định, Bộ Tư pháp có 35 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó nhiệm vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có 06 nội dung. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.