Cưỡng chế trả giấy tờ sở hữu, sử dụng tài sản trong thi hành án dân sự - một vấn đề khó khăn, vướng mắc ở thực tiễn

Trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một trong những biện pháp cưỡng chế không phức tạp nhưng vướng mắc khi áp dụng điều luật này vào thực tiễn. Đó là vấn đề thu hồi giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng  tài sản của đối tượng phải thi hành án sau khi cưỡng chế thi hành án mà không thu hồi được. Giải quyết vấn đề này, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã quy định rất mới và thông thoáng tại Điều 106, khoản 4, Điều 116. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành án, áp dụng những điều này lại gặp phải những vướng mắc. Tác giả bài viết này muốn nêu lên một tình huống thực tế để cùng trao đổi với đồng nghiệp. Đó là một vụ tranh chấp hợp đồng dân sự giữa bà Nguyễn Thị S với bà Huỳnh Thị H được Tòa án nhân dân tỉnh H tuyên tại bản án sô 20/DSPT ngày 25/3/2009: “Buộc bà vợ chồng bà H phải trả căn nhà số 195 đường K  và bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó cho bà nguyễn Thị  bà S”

Thực trạng việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự phục vụ công tác đặc xá đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam; những khó khăn vướng mắc, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

Đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án tù là chủ trương lớn, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống của dân tộc ta, khuyến khích họ phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Trình tự, thủ tục xét đặc xá được quy định cụ thể trong Luật Đặc xá năm 2007 và các văn bản hướng dẫn hàng năm của Chủ tịch nước.

Trốn thi hành án nợ bảo hiểm xã hội: Cần xử lý hình sự!

Số tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đang tồn đọng tại nhiều cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) không hề nhỏ, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, để thu các khoản này, THA “tắc” đủ đường do doanh nghiệp không còn khả năng chi trả, chây ý, trốn tránh hoặc chủ doanh nghiệp đã cao chạy xa bay.

Trao đổi việc xét miễn, giảm theo khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành ra đời, đã đánh dấu sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, góp phần quan trọng trong việc làm giảm đáng kể lượng án chưa có điều kiện thi hành tồn tại lâu nay. Tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn thi hành.

Ý kiến trao đổi về bài “Bàn về vụ chia tài sản sau ly hôn không khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự”

Sau khi đọc bài “Bàn về vụ chia tài sản sau ly hôn không khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự”. Tôi thấy, đây là một trong những khó khăn mà công tác thi hành án dân sự gặp phải không ít. Nhằm góp phần tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho vụ việc mà bài viết đã nêu, cũng như những vụ việc tương tự. Tôi xin có một vài ý kiến trao đổi, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để công tác thi hành án dân sự của chúng ta ngày càng tốt hơn.

Bàn về vụ chia tài sản sau ly hôn không khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự

Đó là vụ ly hôn đã được hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm xét xử với hai nội dung hoàn toàn trái ngược nhau về quan hệ tài sản và cũng là nguyên nhân dẫn đến không khả thi trong thực tiễn thi hành án, có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau. Chính vì thế, tác giả bài viết này muốn nêu ra những quan điểm khác nhau đó, để mong sự góp ý trao đổi của đồng nghiệp. Nội dung vụ việc như sau: 

Chuyên đề thứ ba: Đình chỉ thi hành án

Thuật ngữ "đình chỉ" có nghĩa là chấm dứt, không tiếp tục một công việc nhất định. Trong thi hành án dân sự, khái niệm "đình chỉ thi hành án" được hiểu là việc cơ quan Thi hành án dân sự mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan bằng một quyết định cụ thể làm chấm dứt một quan hệ thi hành án cụ thể hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của Chấp hành viên đối với việc thi hành án đó khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định.

Một số vấn đề về định giá, định giá lại và bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án

Định giá tài sản là một khâu quan trọng trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án (Thi hành án dân sự). Việc định giá tài sản kê biên nhằm mục đích xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án. Do vậy, việc định giá này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự. Định giá và bán đấu giá tài sản là một hoạt động thường gắn với biện pháp cưỡng chế thi hành án, vì thế mà hoạt động này cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan thi hành án và chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ đúng pháp luật, đảm bảo cho hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã tuyên được thi hành trên thực tế đạt hiệu quả.

Chuyên đề thứ hai: Thi hành xong việc thi hành án bằng biện pháp cưỡng chế

Thuật ngữ "cưỡng chế" được hiểu là dùng một sức mạnh nhất định để buộc một đối tượng phải thực hiện một việc trái với ý muốn của họ. Trong thi hành án dân sự, thuật ngữ "cưỡng chế thi hành án dân sự" là việc Chấp hành viên được giao nhiệm vụ sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho để buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người được thi hành án mà nghĩa vụ đó đã được ấn định trong Bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật. Và hiển nhiên, việc cưỡng chế thi hành án dân sự là trái với ý muốn chủ quan của người phải thi hành án.