Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đã chuyển quyền sở hữu kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm

Điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc tổ chức thi hành án dân sự. Thực tiễn công tác thi hành án cho thấy phần lớn điều kiện thi hành án ở đây chính là tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo việc thi hành nghĩa vụ trả tiền được quy định trong bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, các căn cứ pháp lý để xác định tài sản có thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hay không là đặc biệt quan trọng, các căn cứ này phải thỏa mãn các quy định của Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu, sử dụng của một cá nhân hay tổ chức.

Rút hồ sơ thi hành án dân sự - Thống kê kết quả thi hành vào mục nào?

Theo quy định của Chế độ thống kê thi hành án dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BTP ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gọi chung là Quyết định số 02), thì Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự sẽ tiến hành thống kê số việc thụ lý, kết quả giải quyết trong kỳ báo cáo, và định kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

Chuyên đề thứ tư: Uỷ thác thi hành án

Uỷ thác thi hành án dân sự là hoạt động của Thủ trưởng cơ quan thi hành án bằng một Quyết định để chuyển hồ sơ vụ việc thi hành án thuộc thẩm quyền của mình cho một cơ quan thi hành án khác có điều kiện để tổ chức thi hành. Nếu phân tích sâu hơn cần phải thấy rằng việc uỷ thác thi hành án là trách nhiệm của cơ quan thi hành án nơi có thẩm quyền nhưng không có điều kiện để tổ chức thi hành mà phải chuyển hồ vụ việc cho cơ quan thi hành án khác có điều kiện tổ chức thi hành vụ việc. Thế nào là có điều kiện tổ chức thi hành cần phải theo đúng các quy định của pháp luật sẽ được phân tích ở dưới đây.

Trao đổi ý kiến về bất cập tại Điều 59, Điều 74 Luật THADS của tác giả Hồ Quân Chính

Trước tiên cần phải khẳng định rằng Luật THADS ra đời là một bước đột phá rất quan trọng đối với công tác THADS. Sau nhiều năm thực hiện Pháp lệnh THADS các năm 1993, 2004 và các hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và đổi mới, Luật THADS năm 2008 chính thức đi vào thực tiễn được hơn 2 năm đã bộc lộ rất nhiều điểm tiến bộ, vượt trội, giúp cho Chấp hành viên và cơ quan THADS thuận lợi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Luật THADS cũng không phải là đã hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, nằm trong ngay các quy định của Luật cũng có một số vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc để có thể sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời.

Một số quy định của Luật Thi hành án dân sự còn bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung

Thực hiện chủ trương, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự về việc sơ kết 02 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự, trên cơ sở lắng nghe các ý kiến phản hồi của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương để tổng hợp, đề xuất, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc cần thiết ban hành các văn bản mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bản thân tôi là một công chức cơ quan thi hành án dân sự thấy rằng chủ trương đó hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên thực hiện việc sơ kết, lấy ý kiến phải thực hiện một cách thực sự khách quan, dân chủ, có tập trung. Có như vậy, chúng ta mới có một hành lang pháp lý thông thoáng nhất để giúp cho Chấp hành viên và các cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiến nghị một số giải pháp khắc phục

Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, đã góp phần hoàn thiện một bước thể chế trong công tác THADS, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan THADS và chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, qua hơn 02 năm triển khai thực hiện, các cơ quan THADS vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cụ thể như:

Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự tại tỉnh Quảng Ngãi và kiến nghị một số giải pháp khắc phục

Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một công tác hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo quy định tại Điều 136 của Hiến pháp năm 1992 thì: “các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng thi hành án là giai đoạn tiếp theo của hoạt động xét xử nhằm thực thi các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, Tòa án ban hành những bản án, quyết định công bằng, đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nhưng yêu cầu có tính quyết định là thực thi hiệu quả những bản án, quyết định đó theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Tuy nhiên, thực trạng tổ chức thi hành án dân sự nói chung và thực trạng tổ chức thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, hiệu quả công tác tổ chức thi hành án đối với phần nghĩa vụ dân sự trong Bản án hình sự chưa cao, dẫn đến số lượng các vụ việc phải thi hành án dân sự còn tồn đọng hàng năm chiếm tỷ lệ lớn.

Xem lại việc đặc xá ông Liên Khui Thìn và vai trò của việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong công tác đặc xá

Vừa qua, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi hành án phần dân sự vụ Epco – Minh Phụng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 09/09/2011. Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến về các góc độ khác nhau của việc thi hành án phần dân sự đối với vụ án kinh điển này, trong đó có ý kiến cho rằng ông Liên Khui Thìn được đặc xá là không xứng đáng với tội trạng đã gây ra và không phù hợp (1) vì còn chưa bồi thường thiệt hại số tiền lên đến 481 tỉ đồng (2). Bên cạnh đó, qua tổng kết Báo cáo kết quả thi hành án dân sự phục vụ công tác đặc xá năm 2011 của các địa phương cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong vụ án hình sự hiện chưa được xem là một yếu tố quan trọng khi lập danh sách đề nghị đặc xá. Từ những vấn đề nêu trên, bài viết sẽ xem lại việc đặc xá Liên Khui Thìn và vai trò của việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong vụ án hình sự đối với công tác đặc xá.

Cưỡng chế trả giấy tờ sở hữu, sử dụng tài sản trong thi hành án dân sự - một vấn đề khó khăn, vướng mắc ở thực tiễn

Trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì biện pháp cưỡng chế buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một trong những biện pháp cưỡng chế không phức tạp nhưng vướng mắc khi áp dụng điều luật này vào thực tiễn. Đó là vấn đề thu hồi giấy tờ có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng  tài sản của đối tượng phải thi hành án sau khi cưỡng chế thi hành án mà không thu hồi được. Giải quyết vấn đề này, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã quy định rất mới và thông thoáng tại Điều 106, khoản 4, Điều 116. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành án, áp dụng những điều này lại gặp phải những vướng mắc. Tác giả bài viết này muốn nêu lên một tình huống thực tế để cùng trao đổi với đồng nghiệp. Đó là một vụ tranh chấp hợp đồng dân sự giữa bà Nguyễn Thị S với bà Huỳnh Thị H được Tòa án nhân dân tỉnh H tuyên tại bản án sô 20/DSPT ngày 25/3/2009: “Buộc bà vợ chồng bà H phải trả căn nhà số 195 đường K  và bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó cho bà nguyễn Thị  bà S”