TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỈNH BẮC NINH
Số: 517/ CV-CTHA
V/v triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Tổng cục THADS và Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 10 tháng 6 năm 2015 |
Kính gửi: Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân, Bộ Tư Pháp tại Công văn số 1692/TCTHADS-NV1 ngày 01/06/2015 V/v Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Tổng cục THADS và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nhằm tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp của Bảo hiểm Việt Nam trong công tác thi hành án dân sự nói chung và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến bảo hiểm xã hội nói riêng, đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ các bên thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tập thể, cá nhân; bảo đảm lợi ích của nhà nước, trật tự an toàn, an sinh xã hội. Ngày 8/5/2015, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký ban hành Quy chế số 1680/QCPH-BHXHVN-TCTHADS về phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là quy chế phối hợp).
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp nêu trên, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt tới tất cả công chức, người lao động đang làm việc tại Đơn vị về nội dung của Quy chế phối hợp, trong đó cần tập trung vào một số nội dung có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự và các việc thi hành án dân sự có liên quan đến bảo hiểm xã hội như:
- Xác minh điều kiện thi hành án; áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật; tập trung tổ chức thi hành dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là những vụ án lớn, có giá trị thi hành án cao, tránh trường hợp tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
- Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án liên quan đến Bảo hiểm xã hội; kịp thời kiểm tra, rà soát, báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cùng cấp về những vụ việc khó khăn, vướng mắc, những vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chủ động tìm các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết, nâng cao kết quả thi hành án liên quan đến bảo hiểm xã hội.
2. Trên cơ sở Quy chế này, phối hợp với Bảo hiểm xã hội cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung phối hợp trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến bảo hiểm xã hội tại địa phương mình.
3. Định kỳ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp rà soát, tổng hợp kết quả phân loại án và kết quả thi hành án dân sự liên quan đến bảo hiểm xã hội; tháng 9 hàng năm báo cáo về Cục thi hành án dân sự tỉnh tình hình thực hiện Quy chế, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần triển khai thực hiện.
Nhận được Công văn này, yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Quy chế phối hợp thì kịp thời báo cáo về Cục để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thi hành án DS (để b/c);
- Lãnh đạo Cục (để biết);
- Trưởng các phòng CM thuộc cục (để t/h);
- Lưu VT, Phòng NV&TCTHA.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Lương Bá Sao |