Tại buổi công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra, Cục THADS tỉnh đã báo cáo với Đoàn kiểm tra, chi thấy: Trong những năm qua được sự quan tâm của Bộ tư pháp, Tổng cục THADS, của cấp ủy, UBND cấp huyện của tỉnh Hải Dương đã đầu tư xây dựng Kho vật chứng cho cơ quan THADS. Đến nay các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương có 07/13 đơn vị có Kho vật chứng đáp ứng được một phần nhu cầu quản lý, bảo quản vật chứng tài sản từ cơ quan Điều tra chuyển sang phục vụ cho công tác xét xử. Tuy nhiên, hiện nay còn 5 đơn vị chưa được đầu tư kinh phí xây dựng kho vật chứng, nhiều vật chứng, tài sản phải để ngoài trời (xe ô tô), để gầm cầu thang hoặc bảo quản tại phòng lưu trữ hồ sơ, thậm trí phải để phòng làm việc của công chức (Chi cục THADS huyện Bình Giang, Ninh Giang, Kim Thành). Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bảo quản vật chứng, tài sản, đặc biệt đối với các loại vật chứng là ma túy, quần áo…không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn trong quản lý, bảo quản, có mùi độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của công chức và người lao động của đơn vị.
Đ/c Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 - Trưởng đoàn Kiểm tra tại đợn vị
Trên cơ sở kiểm tra đoàn kiểm tra đã đánh giá những mặt làm được và hạn chế, đồng thời nêu ra nguyên nhân, giải pháp để rút kinh nghiệm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn hệ thống đó là: Một số đơn vị chưa có kho vật chứng nên việc bảo quản tang vật còn gặp nhiều khó khăn; tang vật phải để trong kho lưu trữ hồ sơ, phòng làm việc hoặc để gầm cầu thang, cá biệt có nơi phải thuê kho, thuê tổ chức bảo quản tang vật. Việc nhận tang vật bằng tiền, thủ tục còn phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian và công sức vì Cơ quan công an niêm phong tiền vật chứng gửi kho bạc, khi có Quyết định chuyển vật chứng thì rút về giao cho cơ quan thi hành án, sau đó Cơ quan Thi hành án lại niêm phong gửi kho bạc và khi có quyết định thi hành án thì rút về để xử lý theo quyết định thi hành án. Các đơn vị vừa phải làm giấy đề nghị nhập kho, xuất kho, vừa phải làm lệnh nhập, xuất kho vật chứng nên mất nhiều thời gian và chi phí, trong khi nội dung của các chứng từ trên trùng lặp nhiều. Một số đơn vị chưa có kho vật chứng nên việc bảo quản tang vật còn gặp nhiều khó khăn; tang vật phải để trong kho lưu trữ hồ sơ, phòng làm việc hoặc để gầm cầu thang, cá biệt có nơi phải thuê kho, thuê tổ chức bảo quản tang vật. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý kho vật chứng thi hành án dân sự, Đoàn kiểm tra có kiến nghị đối với Lãnh đạo Tổng cục THADS và đơn vị Cục THADS tỉnh Hải Dương:
Trong thời gian tới cần quan tâm, bố trí kinh phí cho các cơ quan THADS địa phương để xây dựng kho vật chứng, tránh tình trạng thuê kho của đơn vị khác để bảo quản làm ảnh hưởng đến việc quản lý kho vật chứng cũng như dễ gây mất mát, hư hại tài sản; Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, xử lý vật chứng tài sản tạm giữ tại các đơn vị theo Kế hoạch hàng năm nhằm kịp thời chấn chỉnh vi phạm.
Tiếp tục chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị, Chấp hành viên trong tỉnh rà soát hồ sơ THA tập trung xử lý dứt điểm các vật chứng, tài sản còn tồn đọng, đặc biệt đối với tang vật, tài sản tạm giữ đã có quyết định xử lý, trong đó đi sâu làm rõ nguyên vì sao chưa xử lý được để có giải pháp giải quyết dứt điểm .
Chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại các vật chứng, tài sản còn tồn động phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, giúp cho công tác quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ được an toàn và hiệu quả hơn.
V.P