Sign In

Dấu mốc trong quan hệ Việt Trung

13/12/2023

iệt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng: Cùng chung biên giới, là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị truyền thống, có lợi ích ngày càng gắn bó. Do đó, cả hai nước đều coi trọng quan hệ với nhau, đều xác định quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Trung Quốc-Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước.

Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được củng cố, phát triển, vì lợi ích và sự phát triển của đất nước, đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của cả khu vực.

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Nguồn: Bộ Ngoại giao, TTXVN

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước đã phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực, với nhiều điểm sáng.

Về chính trị, hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai bên được nâng cao, góp phần củng cố quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai nước, trước hết là qua các chuyến thăm, trao đổi cấp cao, đặc biệt là giữa hai đồng chí Tổng Bí thư, và các cấp từ trung ương tới địa phương, giao lưu nhân dân.

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Ảnh trái: Ngày 12-11-2017 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ảnh phải: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao Huân chương Hữu nghị tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30-10 đến 1-11-2022.
Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Hoạt động của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 11-2017.

 

Trên cương vị là người đứng đầu Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam hai lần, vào tháng 11-2015 và tháng 11-2017. Các chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang duy trì xu thế phát triển tích cực. Trước đó, đồng chí Tập Cận Bình từng thăm chính thức Việt Nam năm 2011 trên cương vị Phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc hai lần vào các năm 2015 và 2022. Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến 1-11-2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung gồm 13 điểm, được truyền thông rộng rãi và cả hai nước và thế giới đều biết đến. Những thỏa thuận đạt được giữa hai Tổng Bí thư hồi năm ngoái 2022 đang được triển khai rất tốt.

Ngoài ra, hai Tổng Bí thư đã có nhiều lần điện đàm và trao đổi thư, điện nhân các sự kiện chính trị quan trọng của mỗi bên.

Cùng với đó, hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính hiệp, các địa phương và tổ chức nhân dân hai nước tiếp tục phát triển hiệu quả.

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Từ trái sang phải: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba tại Bắc Kinh ngày 20-10-2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường tại hội đàm ngày 26-6-2023 tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế tại buổi hội đàm trực tuyến ngày 27-3-2023.
Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Toàn cảnh Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc ngày 1-12-2023 tại Hà Nội.

 

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
 

 

 

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 và lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc. Trung Quốc đứng thứ 6/144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lũy kế đạt 26 tỷ USD.

 

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
 

 

Từ sau chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước nhất trí xây dựng hợp tác quốc phòng - an ninh thành một trong những trụ cột của quan hệ song phương. Năm 2023, quân đội hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác sôi động sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trao đổi đoàn giữa hai quân đội được nối lại với tần suất cao; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực được hai bên quan tâm, triển khai hiệu quả; lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển hai nước duy trì tốt các cơ chế hợp tác song phương; hợp tác quản lý biên giới đất liền được các lực lượng chức năng hai bên quán triệt, thực hiện nghiêm túc. Đến nay, hai nước đã tổ chức thành công 7 lần Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Qua giao lưu tiếp tục khẳng định nỗ lực của hai nước nói chung, quân đội hai nước nói riêng trong xây dựng biên giới Việt Nam-Trung Quốc thực sự hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

 

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Ảnh trên (từ trái sang phải)Thượng tướng Hà Vệ Đông, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc và Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam duyệt đội danh dự ngày 28-10-2023 tại Bắc Kinh, Trung Quốc..
- Bộ trưởng Phan Văn Giang tô sơn cột mốc chủ quyền tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng) trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 7.
Ảnh dưới (từ trái sang phải)Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam trao đổi với các thành viên đoàn sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Trung Quốc trong khuôn khổ Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 3, tháng 8-2023.
- Đại diện cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đón đoàn công tác Tàu huấn luyện Thích Kế Quang của Hải quân Trung Quốc đến thăm TP Đà Nẵng tháng 5-2023.

 

Các hoạt động giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 60 tỉnh, thành phố của Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương Trung Quốc.

 

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
 

 

 

T

rong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp hiện nay, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn sẽ tạo thêm động lực làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, trong chuyến thăm lần này, hai bên sẽ thảo luận về việc nâng cấp định vị mới cho quan hệ hai nước, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, gồm: Chính trị, an ninh, hợp tác thực chất, nền tảng dư luận, đa phương và các vấn đề trên biển, thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu và thực chất hơn.

Trong khi đó, một bài viết đăng ngày 8-12 trên Tân Hoa xã đã nêu cụm từ khóa quan trọng về chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, gồm: “Cùng chung chí hướng”, “xa lộ hợp tác” và “mở ra một giai đoạn mới”.

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc ký kết thành công 21 thỏa thuận, hợp đồng kinh tế về thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa.

Lạc quan về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, có 3 điểm mà hai bên đều rất kỳ vọng vào chuyến thăm lần này. Đó là, kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới” của quan hệ song phương; về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực; về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ góp phần khẳng định và củng cố quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời giữa hai quốc gia, dân tộc; tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng, bền vững; thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, khoa học, giáo dục, qua đó củng cố truyền thống hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói lúc sinh thời: "Việt - Trung hữu nghị, vạn cổ trường thanh" (nghĩa là: Tình hữu nghị Việt - Trung mãi mãi xanh tươi).

 

Dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Một số thành tựu ấn tượng và nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc.


Theo qdnd.vn

Các tin đã đưa ngày: