70 năm xây dựng và trưởng thành của cơ quan Thi hành án dân sự (1946-2016)

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, công tác thi hành án dân sự được Chính quyền cách mạng đặc biệt quan tâm, các cơ quan Thi hành án dân sự đã từng bước khẳng định vị trí và vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong 70 năm xây dựng và trưởng thành, với biết bao thăng trầm và biến động, các cơ quan Thi hành án dân sự đã từng bước vượt qua những khó khăn, có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển, các cơ quan Thi hành án dân sự có những dấu mốc son trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành sau 70 năm.

Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang - Không ngừng trưởng thành lớn mạnh và tự hào trên quê hương cách mạng

Trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và không ngừng phát triển, các thế hệ lãnh đạo, công chức Ngành Thi hành án dân sự vẫn đang tiếp nối truyền thống, tận tụy, vì lợi ích của nhân dân, đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Thừa phát lại - Nghề “phụ tá công lý”

Hoạt động Thừa phát lại, nguồn gốc tiếng Pháp là “huissier de la juctice”, được cho là xuất hiện tại Việt Nam cùng với Hiệp ước ngày 05/6/1862 Vua Tự Đức nhượng lại cho Pháp 06 tỉnh Nam Kỳ để Pháp trực tiếp áp đặt chế độ cai trị thực dân. Sau này, hoạt động Thừa phát lại được ghi nhận rộng rãi tại Nam Kỳ (Bộ Dân sự tố tụng Việt Nam năm 1910), ở Trung Kỳ (Bộ dân luật Trung năm 1936-1939, ở Bắc Kỳ (Bộ Dân luật Bắc 1931). Chức năng chính của thừa phát lại trong giai đoạn này là “phụ tá công lý”, hỗ trợ các cơ quan Tòa án, cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng như tống đạt, sưu tập và bổ sung chứng cứ, hỗ trợ hoạt động thi hành án, hỗ trợ luật sư biện hộ trước Tòa. 

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016)

Thực hiện Quyết định số 1808/QÐ-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016). Nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống Thi hành án dân sự, khích lệ tự hào nghề nghiệp, tạo không khí thi đua góp phần hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao. 

Khi “Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truyền cho…”

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới, quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Điều thứ 3 Sắc lệnh quy định Ban Tư pháp có trách nhiệm “Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”. Đây là Sắc lệnh đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự tại Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định hoạt động thi hành án dân sự đã sớm trở thành công cụ quan trọng tham gia bảo vệ chính quyền nhân dân ngay từ những ngày đầu của cách mạng. 

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự: Thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất - đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Chấp hành viên.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016), Bộ Tư pháp tổ chức Hội thi Chấp hành viên giỏi. Đây là lần đầu tiên hội thi được tổ chức trên quy mô toàn quốc. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) - Phó trưởng Ban Thường trực Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất về sự kiện nhiều ý nghĩa này.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc triển khai kế hoạch Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016) và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tăng cường đoàn kết của Chấp hành viên; xây dựng hình ảnh Chấp hành viên trong sự nghiệp đổi mới và cải cách tư pháp, chiều ngày 29/3/2016, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Chấp hành viên giỏi tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ nhất. Tham dự hội nghị có các thành viên của các Ban để tổ chức thi gồm: Ban tổ chức, Ban coi thi và Tổ thư ký. Đồng chí Nguyễn Đức Nghĩa – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2016) và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tăng cường đoàn kết của Chấp hành viên; xây dựng hình ảnh Chấp hành viên trong sự nghiệp đổi mới và cải cách Tư pháp; thực hiện Quyết định số 1808/QĐ-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất theo Quyết định số 383/QĐ-BTP ngày 09 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp như sau:

Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự

Để phát huy truyền thống, tạo không khí thi đua sôi nổi, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí quyết tâm nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2016). Ngày 02/12/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2115/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự  (19/7/1946 – 19/7/2016), với các nội dung: