Một vài suy nghĩa về vấn đề xử lý tài sản sau khi kê biên

Trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thoả thuận nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được bản án, quyết định của Toà án ghi nhận. Quyền tự định đoạt cũng như nội dung, phương thức thoả thuận đó của đương sự phải tuân thủ quy định pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác.

Một số vấn đề về phí thi hành án

Phí thi hành án là khoản thu nhằm bổ sung một phần cho ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người được thi hành án, tạo động lực để các bên cẩn thận hơn trong các giao dịch dân sự, khuyến khích các bên nỗ lực hoà giải, thoả thuận với nhau để tự nguyện thi hành án và đồng thời cũng là để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

Một số vướng mắc về tiếp nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản trong thi hành án dân sự

Giao nhận, bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản có một vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Có thu phí thi hành án hay không?

Việc ban hành Thông tư 68/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 21/7/2008 hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án ( sau đây được viết tắt là Thông tư 68) đã giúp các cơ quan THADS giải quyết một lượng lớn hồ sơ tồn đọng do việc phải chờ xử lý khoản tạm thu phí thi hành án theo hướng dẫn tại công văn 135/TP-THA ngày 27/7/2004 và Công văn số 404/TP-THA ngày 24/02/2005 hướng dẫn một số nghiệp vấn đề nghiệp vụ thi hành án của Bộ Tư pháp. Đồng thời đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án khi chỉ phải nộp số tiền phí đúng với luật định.

Mô hình Bộ Tư pháp quản lý thống nhất thi hành án trên thế giới: Mang lại nhiều lợi ích đáng kể!

Đó là kinh nghiệm quốc tế mà GS.Rob Allen – Giám đốc Trung tâm quốc tế về nghiên cứu nhà tù (trường King’s College thuộc Đại học London, Anh) - đã khẳng định sau khi nghiên cứu các mô hình quản lý thi hành án (THA), nhất là quản lý hệ thống nhà tù trên thế giới.

Cơ quan thi hành án chứng minh như thề nào trong hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án các khoản thu cho ngân sách nhà nước

Việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước được quy định trong các điều 61, 62 và 63 Luật thi hành án dân sự (Luật THADS) và Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về thi hành Luật Thi hành án dân sự (Nghị quyết về thi hành Luật THADS). Song việc nhận thức và áp dụng quy định này rất cần quan tâm một cách toàn diện. Ở đây chúng tôi xin nêu ra một vài ý từ nhận thức của mình để bạn đọc tham khảo. Trong đó đề cập về trách nhiệm trong lập thủ tục, xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án và nhận thức về khái niệm không có có tài sản để thi hành án (trong Luật THADS); hoặc không có điều kiện thi hành án (trong Nghị quyết về thi hành Luật THADS).

Công tác thi hành án dân sự 2009: Thách thức còn ở phía trước!

Việc quán triệt Luật Thi hành án dân sự (THADS) và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Luật này đã  được thảo luận tại hội nghị triển khai công tác Tư pháp năm 2009. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hai văn bản trên đối với hiệu quả công tác THADS. Tuy nhiên, như nhắc nhở của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đó vẫn chưa phải là “đôi đũa thần” cho công tác THADS trong năm 2009, mà chỉ đặt ra thêm nhiều thách thức cho lĩnh vực còn nhiều hạn chế này.

Sáng kiến ở một đơn vị thi hành án

Năm 2008 cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) TP Thái Nguyên phải thi hành hơn 4,5 ngàn việc, chiếm gần một nửa số lượng án của cả tỉnh. Với số lượng chấp hành viên không nhiều tuy nhiên nhờ những sáng kiến mang tính đột phá, tỷ lệ THA ở đơn vị này đạt khá cao cả về việc và về tiền.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án trong Luật Thi hành án số 26/2008/QH12

Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự...

Băn khoăn thi tuyển và chuyển đổi chấp hành viên

Một trong những điểm mới cơ bản của Luật THADS so với Pháp lệnh THADS năm 2004 chính là những qui định về CHV (CHV). Với những qui định này, Luật THADS được hy vọng sẽ khắc phục những vướng mắc thời gian qua trong việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, điều động, luân chuyển CHV.