Kỹ năng thực hiện công tác tự kiểm tra trong tổ chức cán bộ

22/08/2024


Tự kiểm tra là hoạt động của cơ quan, đơn vị, công chức thuộc Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tự thực hiện nhằm rà soát trình tự, thủ tục thi hành án, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao[1].
Trong thời gian qua, công tác tự kiểm tra trong Hệ thống THADS luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu nhằm kịp thời phát hiện sai phạm ngay từ cấp tham mưu. Do đó, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục đã luôn quan tâm, chú trọng thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra. Đối với công tác cán bộ, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu của Đảng, Nhà nước đặt ra cho công tác cán bộ phải ngày càng phải bài bản, công khai, minh bạch thì công tác tự kiểm tra càng cần thiết, qua đó rút ra được những ưu điểm trong công tác cán bộ để tiếp tục phát huy và kịp thời chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót, cũng như những vướng mắc để chủ động khắc phục. Tuy nhiên nhận thức đối với công tác tự kiểm tra đôi lúc và tại một số nơi còn chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc, dẫn đến tình trạng kiểm tra còn hình thức. Sau đây là một sốKỹ năng thực hiện công tác tự kiểm tra trong tổ chức cán bộ” nhằm giúp các cơ quan THADS thực hiện tốt hơn công tác cán bộ, hạn chế tối đa vi phạm, sai sót xảy ra.
1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa công tác tự kiểm tra
1.1. Khái niệm
Tự kiểm tra: Là hoạt động của cơ quan, đơn vị, công chức thuộc Hệ thống THADS tự thực hiện nhằm rà soát trình tự, thủ tục thi hành án, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao[2].
Kiểm tra nội bộ: là việc cơ quan Tổng cục THADS, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Thi hành án dân sự các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, công chức thuộc quyền quản lý.
Kiểm tra nội bộ gồm: (1) Công chức tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; (2) Thủ trưởng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị chuyên môn và công chức thuộc quyền quản lý.
1.2. Vai trò, ý nghĩa
- Mỗi công chức, đơn vị, cơ quan làm tốt công tác tự kiểm tra sẽ giúp công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định; hạn chế sai sót, vi phạm xảy ra.
- Qua công tác tự kiểm tra, góp phần nâng cao nhận thức của cá nhân, tập thể về thực hiện công tác cán bộ, là cơ sở để cơ quan, đơn vị tham mưu rút kinh nghiệm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan và đề ra giải pháp hữu hiệu, qua đó thực hiện công tác cán bộ tốt hơn.
2. Kỹ năng thực hiện công tác tự kiểm tra trong tổ chức cán bộ
Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm của cơ quan, đơn vị, công chức thực hiện tự kiểm tra.
2.1. Trình tự, thủ tục tự kiểm tra:
a) Công chức tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được cơ quan, đơn vị phân công theo biểu mẫu (Từ mẫu số 15/PKT-TCTHADS/CTHADS đến mẫu số 27/PKT-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS).
Trường hợp, lĩnh vực công tác được kiểm tra chưa có biểu mẫu thì áp dụng mẫu số 36/PKT-KTr.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tự kiểm tra, công chức báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp về kết quả tự kiểm tra (mẫu số 35/BC-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS).
Nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra bao gồm: Kết quả tự kiểm tra (ưu điểm, hạn chế, vi phạm) và nguyên nhân của hạn chế, vi phạm, hậu quả pháp lý (nếu có); đánh giá chung ưu điểm, vi phạm và trách nhiệm cá nhân; kiến nghị các vấn đề vượt quá thẩm quyền và đề xuất biện pháp khắc phục vi phạm, thời hạn thực hiện.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét báo cáo kết quả, phê duyệt kết quả tự kiểm tra, chỉ đạo khắc phục vi phạm, xử lý cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp trên xử lý theo thẩm quyền.
2.2. Trình tự, thủ tục cơ quan, đơn vị tự kiểm tra
1. Trường hợp Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự tự kiểm tra thì Thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định tự kiểm tra, nếu có thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Quy chế này (mẫu số 03/QĐ-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS); giao Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo phụ trách phê duyệt làm căn cứ tiến hành tự kiểm tra.
Trường hợp đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục, phòng chuyên môn thuộc Cục tự kiểm tra thì ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi báo cáo Lãnh đạo phụ trách.
a) Cơ quan, đơn vị tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình theo biểu mẫu (mẫu số 36/PKT-KTr).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tự kiểm tra:
Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự tự kiểm tra (mẫu số 36/PKT-KTr), tổng hợp thành phụ lục theo từng lĩnh vực (mẫu số 37/PL-KTr) và báo cáo Thủ trưởng kết quả tự kiểm tra (mẫu số 35/BC-TCTHADS/CTHADS/ CCTHADS).
Đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, phòng chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự tổng hợp kết quả tự kiểm tra, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (mẫu số 35/BC-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS) kèm theo phụ lục (mẫu số 37/PL-KTr) và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo.
Nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra bao gồm: Kết quả tự kiểm tra (ưu điểm, hạn chế, vi phạm và nguyên nhân của hạn chế, vi phạm, hậu quả pháp lý (nếu có); đánh giá chung ưu điểm, vi phạm và trách nhiệm cá nhân; kiến nghị các vấn đề vượt quá thẩm quyền và đề xuất biện pháp khắc phục vi phạm, biện pháp xem xét, xử lý trách nhiệm để xảy ra vi phạm và thời hạn thực hiện.
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tự kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra ban hành kết luận kiểm tra (mẫu số 38/KL-TCTHADS/CTHADS/CCTHADS).
Kết luận tự kiểm tra bao gồm các nội dung: Kết luận ưu điểm, hạn chế, vi phạm của cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; biện pháp khắc phục vi phạm; biện pháp xử lý trách nhiệm công chức để xảy ra vi phạm và tổ chức thực hiện kết luận.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, kết luận tự kiểm tra phải được thông báo cho cơ quan, đơn vị tự kiểm tra để thực hiện; các cá nhân, đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện kết luận.
Trưởng đoàn tự kiểm tra thực hiện cập nhật quyết định kiểm tra và kết luận tự kiểm tra lên cơ sở dữ liệu điện tử về kiểm tra thi hành án dân sự theo quy định.
2. Hàng năm, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự tự kiểm tra ít nhất một lần.
2.3. Các mẫu phiếu tự kiểm tra về tổ chức cán bộ
* Theo Quy chế kiểm tra, lĩnh vực tổ chức cán bộ có 13 mẫu phiếu tự kiểm tra sau (từ mẫu số 15 đến mẫu số 27):
- Mẫu số 15/PKT-TCTHADS/TCCB: mẫu vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
- Mẫu số 16/PKT-TCTHADS/TCCB: mẫu kỷ luật công chức đã nghỉ hưu, nghỉ thôi việc
- Mẫu số 17/PKT-TCTHADS/TCCB: mẫu kỷ luật công chức
- Mẫu số 18/PKT-TCTHADS/TCCB: mẫu tiếp nhận công chức
- Mẫu số 19/PKT-TCTHADS/TCCB: Công tác đánh giá, xếp loại công chức
  - Mẫu số 20/PKT-TCTHADS/TCCB: điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
  - Mẫu số 21/PKT-TCTHADS/TCCB: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
  - Mẫu số 22/PKT-TCTHADS/TCCB: đào tạo, bồi dưỡng
  - Mẫu số 23/PKT-TCTHADS/TCCB: Công tác kê khai tài sản, thu nhập
  - Mẫu số 24/PKT-TCTHADS/TCCB: quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý
  - Mẫu số 25/PKT-TCTHADS/TCCB: bổ nhiệm vào ngạch kế toán
  - Mẫu số 26/PKT-TCTHADS/TCCB: bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính
  - Mẫu số 27/PKT-TCTHADS/TCCB: bổ nhiệm vào ngạch Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án.
  * Hiện Vụ TCCB đang đề xuất bổ sung thêm 01 mẫu phiếu về tinh giản biên chế.
2.4. Kỹ năng công chức tự kiểm tra trong tổ chức cán bộ
Bước 1. Phân loại hồ sơ
- Gồm hồ sơ: bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, điều động....
- Ý nghĩa: giúp xác định cơ sở điều chỉnh từng loại việc khác nhau
Bước 2. Xác định căn cứ điều chỉnh từng mảng việc và từng giai đoạn
Rà soát toàn bộ văn bản điều chỉnh theo từng mảng công việc, bao gồm:
1. Văn bản của Đảng: quyết định, chỉ thị, hướng dẫn...
2. Văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Luật, Nghị định, Quyết định
3. Văn bản chuyên ngành của Bộ Tư pháp: Thông tư
4. Văn bản hướng dẫn của Tổng cục THADS:
(từng loại văn bản xác định hiệu lực)
- Ví dụ các văn bản điều chỉnh hiện nay về công tác bổ nhiệm:

1. Văn bản của Đảng: Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...

Quy định 80 có hiệu lực từ, tiêu chuẩn về quy hoạch, kinh nghiệm công tác có sự điều chỉnh (quy hoạch tại chỗ được tương đương, kinh nghiệm công tác thay vì 01 năm là 02 năm giữ chức vụ liền kề...)
2. Văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Luật THADS, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP
3. Văn bản chuyên ngành của Bộ Tư pháp:
  - Thông tư số 02/2017/TT-BTP ngày 23/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (đã sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 12 năm 2018; đã bãi bỏ một số điều ngày 14 tháng 10 năm 2021. Từ Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14/10/2021 bãi bỏ một số điều, theo đó bỏ tiêu chuẩn về chứng chỉ Tin học, ngoại ngữ)
  - Quyết định số 1542/QĐ-BTP ngày 14/10/2021 về việc sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1162/QĐ-BTP ngày 24/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Bản mô tả công việc, Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1787/QĐ-BTP ngày 21/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Văn bản hướng dẫn của Tổng cục THADS
Bước 3. Rà soát từng hồ sơ
Rà soát hồ sơ về:
- Quy trình, thủ tục
- Điều kiện, tiêu chuẩn của nhân sự
- Thành phần hồ sơ
Bước 4. Sắp xếp, xây dựng danh mục hồ sơ
- Sắp xếp hồ sơ theo Danh mục và theo tiến trình thời gian thực hiện (Danh mục hồ sơ gồm: 1 ) quy trình; 2) hồ sơ nhân sự)
- Xây dựng Phiếu tự kiểm tra và rà soát lại quy trình, thủ tục theo mẫu.
  (có các biểu mẫu Phiếu tự kiểm tra gửi kèm)./.

 


[1] Quy chế kiểm tra trong THADS ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-TCTHADS ngày 03/3/2021 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS. 

[2] Quy chế kiểm tra trong THADS ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-TCTHADS ngày 03/3/2021