Một bản án khó tuyên khó thi hành trong thực tế

07/09/2011


Căn cứ điều 4, điều 5 Luật Thi hành án dân sự năm 2008;

Điều 4: Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định

“Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”.

Điều 5: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

“Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.

Như vậy, tất cả những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay, đều được đưa ra thi hành nghiêm túc và triệt để đúng theo nội dung quyết định của án tuyên, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tính hiệu lực của bản án và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Song trên thực tế vẫn còn một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng, có sai sót hoặc nhầm lẫn, không sát với thực tế. Những án này thường thuộc về tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, phần không gian bên trên hoặc về ranh giới đất liền kề. Khi được Tòa án xem xét giải quyết thì không phù hợp với thực tế, là nguyên nhân dẫn đến đơn thư khiếu nại nhiều, dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án không được thi hành. Đơn cử một việc như sau:

Căn cứ theo đơn yêu cầu và bản án số: 175/DSPT ngày 28/8/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đ, buộc ông N và bà S, cùng trú tại: ấp N, xã B, huyện T, tỉnh Đ  có nghĩa vụ hoàn trả 56 m2 đất đang có tranh chấp cho ông T quản lý, sử dụng. Trên đất có 31 bụi chuối do ông N trồng. Ông T có nghĩa vụ thanh toán giá trị 31 bụi chuối cho ông N và bà S số tiền là 600.000 đồng (Sáu trăm nghìn đồng).

Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, đã ra quyết định và tổ chức thi hành bản án trên. Quá trình tổ chức thi hành, cơ quan đã mời đại diện UBND xã và Ban ấp tham dự buổi hòa giải tại địa phương, tiến hành khảo sát thực tế tại thửa đất đang có tranh chấp, mời cơ quan quản lý đất đai, cơ quan chuyên môn đo đạc xác định ranh đất để giải quyết việc thi hành án nhưng đều không thành. Do nội dung quyết định của bản án tuyên khơng  phù hợp với thực tế. Cụ thể như sau:

Trước đây phần đất rẫy của ông N và ông T cách nhau con mương địa chính. Con mương này có thể hiện trong bản đồ địa chính, thuộc đất công thổ do địa phương quản lý, đồng thời sử dụng vào mục đích tưới tiêu và đường thốt nước cho người dân ở địa phương. Như vậy giữa ông N và ông T  không có ai lấn chiếm đất của ai, mà chỉ có thể ông T, ông N hoặc cả hai ông lấn chiếm đất công (lấn chiếm đất con mương). Ai lấn chiếm đáng lý ra buộc người đó phải trả lại.

Song qua 02 cấp xét xử, đất con mương, đất công thổ đã bị mất, Tòa lại không phán quyết phần đất này mà buộc ông N, bà S phải hoàn trả đất đang có tranh chấp cho ông T là khơng đúng nên khi tổ chức thi hành, không thi hành được. Vì con mương, đất công thổ bị lấn chiếm, không còn nữa nên mọi người chưa chấp nhận nội dung quyết định bản án, đồng thời chính quyền địa phương cũng không đồng ý bản án trên và đều yêu cầu cơ quan có thẩm quyền, Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại bản án trên theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Cơ quan Thi hành án đã có nhiều công văn gửi Tòa án nhân dân Tối cao, đến nay đã hơn một năm mà vẫn chưa nhận được kết quả. Khiến cho việc tổ chức thi hành án kéo dài, gây bức xức cho các bên đương sự. Và vụ việc thi hành án trên chưa được thi hành án xong trên thực tế.

Cơ quan Thi hành án dân sự cũng đã có xin chỉ đạo của ngành dọc cấp trên và được chỉ đạo tiếp tục có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại bản án trên theo thủ tục giám đốc thẩm. 

Để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự và đạt hiệu quả cao, không chỉ nhờ vào sự phối hợp hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và ý thức chấp hành nghiêm của các bên đương sự mà cần phải có sự ra đời của một phần quyết định đúng đắn của Tòa án, thì bản án, quyết định của Tòa án mới được thi hành xong. Công tác thi hành án lúc đó đạt hiệu quả và hạn chế được đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài./. 

Trần Anh Dũng