Tìm hiểu các quy định mới về tổ chức cán bộ trong Hệ thống thi hành án dân sự

Trong lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng đó là, “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh”. Cùng đề cập đến yêu cầu và vai trò của đội ngũ công chức, người làm công tác thi hành án dân sự trong việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự, trong đó đã nhấn mạnh: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chấp hành viên đảm bảo phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp”.

Thi hành án dân sự qua nghiên cứu của học giả quốc tế

Nhìn lại lịch sử 71 năm trưởng thành của lĩnh vực thi hành án dân sự trong Nước và nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án dân sự sẽ là một trong các giải pháp hữu hiệu giúp công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam tiếp tục phát triển, hòa chung vào sự nghiệp bảo vệ công lý tiến bộ của nhân loại, như quan điểm về cải cách tư pháp của Đảng đã được nêu tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đó là ngoài việc kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được thì phải tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh đất nước và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.

Tìm hiểu quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 trong lĩnh vực thi hành án dân sự

 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật[1]” và “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật[2]”. Để bảo đảm thực hiện tốt quyền con người và những quyền cơ bản của công dân theo quy định nêu trên của Hiến pháp và những văn bản pháp luật mới có liên quan, ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2017), thay thế cho Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật TNBTNN năm 2009).
 
[1] Khoản 1 Điều 14.
[2] Khoản 5 Điều 31.

Thông tin về tài sản của người thi hành án nhìn từ kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức

Minh bạch thông tin về tài sản thi hành án của người phải thi hành án có vai trò quan trọng và ảnh hưởng mang tính chất quyết định tới hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Theo đánh giá của Giáo sư Luật học Juan Pablo Correa Delcass thì tính hiệu quả của các phương pháp thi hành án dân sự phụ thuộc nhiều vào mức độ minh bạch thông tin tài sản của người phải thi hành án hơn là xem xét về bản chất thẩm quyền thi hành án của các mô hình thi hành án dân sự khác nhau. Hoặc theo nghiên cứu của Tiến sỹ Wendy Kennett, nếu người phải thi hành án có ý định chống lại việc thi hành án thì người được thi hành án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm sáng tỏ thông tin về tài sản của họ, và tài sản đất đai, động sản hoặc tiền ở ngân hàng của người phải thi hành án có thể dễ dàng chuyển giao cho người thứ ba đứng tên. Từ thực trạng trên, tác giả khẳng định rằng chắc chắn ở một số quốc gia sẽ có sự hiện diện của những hố đen “black holes” mà ở đó người bị kiện và tài sản của họ có thể sẽ biến mất.

Triển khai hỗ trợ trực tuyến và cơ chế một cửa trong công tác thi hành án dân sự trên toàn quốc

Hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án và cơ chế một cửa tại các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) được thực hiện thí điểm từ tháng 07/2016. Sau gần một năm đưa vào thí điểm tại 12 địa phương trên cả nước bước đầu đã cho thấy những tín hiệu tích cực từ phía người dân và các cơ quan thi hành án địa phương. Dựa trên những kết quả đạt được, Tổng cục THADS đã quyết định triển khai hỗ trợ trực tuyến THADS và cơ chế một cửa trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/6/2017.

Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành chỉ đạo công tác thi hành án tín dụng ngân hàng tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc một số Cục Thi hành án dân sự địa phương có số lượng việc thi hành án tín dụng ngân hàng cao, giá trị lớn và phức tạp, để Hệ thống thi hành án dân sự tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2017, sáng ngày 12/4/2017, Đoàn công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự do Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành làm Trưởng đoàn đã trực tiếp kiểm tra, làm việc tại Cục THADS tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia Đoàn công tác có Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 Nguyễn Văn Tuấn và 02 Thẩm tra viên của Tổng cục Thi hành án dân sự. Về phía Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước có Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vũ Ngọc Lan. Về phía Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đồng chí Cục trưởng, Phạm Hồng Đức, Lãnh đạo Cục và các Chi cục trưởng Chi cục THADS.
 

Vài nét về quá trình hình thành Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thi hành án dân sự và việc nâng cấp Trang Thông tin Thi hành án dân sự lên Cổng Thông tin điện tử Thi hành án dân sự theo Quyết định số 3416/QĐ-BTP ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về “phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2015-2020”, Quyết định số 1700/QĐ-BTP ngày 24/9/2015 ban hành “Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2015-2020” và Quyết định số 1701/QĐ-BTP ngày 24/9/2015 ban hành “Kế hoạch giai đoạn 2015-2016 triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2015-2020”, Tổng cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin triển khai nâng cấp, phát triển Trang Thông tin điện tử Thi hành án dân sự lên thành Cổng Thông tin điện tử Thi hành án dân sự.

Kiện toàn Tổ công tác xử lý nợ xấu và triển khai kế hoạch năm 2017 chỉ đạo các vụ việc thi hành án liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng

Thực hiện Quyết định số 102/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác năm 2017 của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), nhằm tập trung chỉ đạo giải quyết và xử lý có hiệu quả các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngày 09/02/2017, Tổng Cục trưởng THADS đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-TCTHADS kiện toàn Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (gọi tắt là Tổ xử lý nợ xấu). Ngày 09/02/2017, Tổ xử lý nợ xấu tại Tổng cục đã ban hành Kế hoạch công tác số 453/KH-TCTHADS để chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự

Trong thời gian qua, công tác thi hành án dân sự đã có chuyển biến tích cực, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Công tác xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc ngày càng được quan tâm; kết quả công tác năm sau cao hơn năm trước, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ giao,góp phần vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo trật tự an toàn xã hội của đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành án dân sự vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định: Số lượng việc và tiền chuyển kỳ sau còn lớn; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm; tình trạng công chức vi phạm pháp luật, đương sự chống đối việc thi hành án vẫn còn xảy ra.