Tìm hiểu về nghiệp vụ Chấp hành viên Nhật Bản

22/06/2018
Theo Luật Chấp hành viên (Luật số 111 ngày 01 tháng 7 năm 1966, lần sửa đổi mới nhất: Luật số 18 ngày 31 tháng 3 năm 2007), tại Nhật Bản, nghiệp vụ của Chấp hành viên được quy định bởi luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành dân sự, Luật Bảo đảm dân sự, Chấp hành viên và các luật liên quan khác. Chấp hành viên đảm nhận các nghiệp vụ tại Tòa án liên quan đến công việc bảo quản, quản lý, quy đổi giá trị...của các tài sản cấu thành thủ tục thực hành cũng như đảm bảo quyền lợi theo quy trình thi hành dân sự quy định bởi Luật thi hành dân sự, bảo đảm thi hành án quy định bởi luật Bảo đảm dân sự và các luật liên quan khác.
 


Chấp hành viên tiến hành nghiệp vụ sau khi nhận đơn yêu cầu nhưng nếu nhận lệnh trực tiếp từ Tòa án để giải quyết một phần thủ tục của vụ việc thuộc thẩm quyền Tòa án thì không theo quy định kể trên.Tòa án địa phương quyết định phân công nghiệp vụ cho Chấp hành viên thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, trong các nghiệp vụ tại Tòa án liên quan đến công việc bảo quản, quản lý, quy đổi giá trị...của các tài sản, nếu đó là nghiệp vụ cần phải được tiến hành bởi Chấp hành viên tại Tòa án thì sẽ do Chấp hành viên đó đảm trách.
Chấp hành viên không được tiến hành nghiệp vụ thi hành án trong các trường hợp sau đây: (1) Chấp hành viên hoặc người chhấp hànhlà đương sự của vụ việc (bao gồm người bị hại trong vụ án hình sự cũng như tội phạm thanh thiếu niên), hoặc là người cùng chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ với đương sự hoặc có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho đương sự; (2) Đương sự có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời với Chấp hành viên, trong vòng 3 đời với người phối ngẫu của Chấp hành viên, hoặc là thân nhân đang sống chung; (3) Chấp hành viên là người giám hộ, giám sát giám hộ, người phụ tá, giám sát phụ tá, người giúp đỡ hoặc giám sát người giúp đỡ của đương sự; (4) Chấp hành viên là người đại diện của đương sự trong vụ việc liên quan.
Về phạm vi thi hành công vụ: Chấp hành viên, trừ trường hợp có các quy định luật pháp khác, phải tiến hành nghiệp vụ trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án địa phương mà mình chịu sự quản lý.Đơn khiếu nại đối với nghiệp vụ xử lý của Chấp hành viên (bao gồm việc tính toán chi phí và lệ phí) hoặc các hành vi xử lý bê trễ, ngoại trừ các quy định đặc biệt trong luật Thi hành dân sự (kể cả trường hợp áp dụng tương tự) được xem là phản đối thi hành án theo áp dụng chuyên biệt dựa vào quy định của pháp luật về Chấp hành viên. Chấp hành viên phải giao ngay cho người cần giao tiền bạc kê biên hoặc tiếp quản khi thi hành công vụ, ngoài ra, ngoại trừ tiền gửi tiết kiệm, theo quy định của Tòa án tối cao thì Tòa án địa phương thẩm quyền của Chấp hành viên sẽ phải bảo quản tiền bạc này.Chấp hành viên nhận lệ phí và các chi phí cũng như tiền bồi thường cần thiết để thi hành nhiệm vụ.Trường hợp nhận lệ phí: Chấp hành viên nhận lệ phí từ các loại nghiệp vụ sau đây: (1)Tống đạt văn thư; (2) Điều tra hình dạng, quan hệ quyền lợi cũng như tình hình thực tế của tài sản khi xửlý; (3) Thi hành kê biên hoặc tạm kê biên tài sản; (4)Nhận chuyển giao động sản dùng cho việc quy đổi giá; (5) Giấy tờ liên quan đến yêu cầu chia lãi; (6) Giấy tờ liên quan đến việc bán hoặc thực hiện các loại quy đổi giá khác; (7) Tịch thu động sản từ người phải thi hành án để chuyển giao cho người được thi hành án (bao gồm chứng từ có giá, ngoại trừ các loại tàu thuyền dùng để sinh sống); (8) Giải thể quyền sở hữu bất động sản hoặc tàu thuyền dùng để sinh sống của người phải thi hành án để chuyển giao cho người được thi hành án; (9) Kiểm tra tình trạng bảo quản động sản sau khi tiến hành kê biên hoặc tạm thời kê biên trong trường hợp Chấp hành viên giao cho bên phải thi hành án bảo quản; (10) Chuyển giao quyền sở hữu các loại động sản do Chấp hành viên bảo quản sau khi tiến hành kê biên hoặc tạm thời kê biên cho bên phải thi hành án tức là bên có quyền nhận lại tài sản trong trường hợp hủy bỏ hiệu lực thi hành án; (11) Soạn thảo chứng từ từ chối; (12) Chứng minh lý do người có nghĩa vụ không trả tiền cho người nắm giữ chứng từ cầm cố; (13) Điều tra hình dạng, quan hệ sở hữu và tình hình thực tế của bất động sản hoặc tàu thuyền; (14) Tịch thu giấy tờ chứng minh quốc tịch tàu thuyền cũng như các loại giấy tờ cần thiết cho thủ tục hàng hải…Chấp hành viên có thể nhận phí trước khi bắt đầu thực hành nghiệp vụ quy định nêu trên trong trường hợp tống đạt hồ sơ hoặc phải đi đến nơi để điều tra tình hình thực tế nhưng đã không tiến hành được với lý do không thể quy trách nhiệm cho Chấp hành viên.Mức lệ phí của nghiệp vụ trên đây được quyết định theo quy định của Tòa án tối cao có cân nhắc đến tất cả yếu tố như nội dung nghiệp vụ, lợi ích của đương sự, tình hình vật giá, mức lương thông thường...hoặc do Tòa án chỉ định Chấp hành viên chuyên trách quyết định.Chấp hành viên nhận các loại tiền hoàn trả chi phí sau đây: (1) Cước phí gửi hồ sơ và điện thoại điện tín; (2) Chi phí niêm yết; (3) Trợ cấp hằng ngày và chi phí di chuyển cho người làm chứng (kể cả trường hợp áp dụng tương tự); (4) Phụ cấp cho các chuyên viên kỹ thuật và người lao động; (5) Chi phí vận chuyển, bảo quản, theo dõi và bảo tồn vật dụng; (6) Chi phí thu hoạch cây ăn quả; (7) Chi phí nhận chứng từ từ cơ quan hành chính hoặc đoàn thể công cộng; (8) Chi phí chụp ảnh để sao lưu tình trạng vật dụng; (9) Chi phí di chuyển và chỗ ở cho Chấp hành viên; (10) Chi phí cần thiết cho việc thi hành nghiệp vụ của Chấp hành viên theo quy định của Tòa án tối cao ngoài các chi phí di chuyển và chỗ ở cho Chấp hành viên; (11) Chi phí di chuyển và chỗ ở của Chấp hành viên là chi phí dành cho Chấp hành viên thi hành nghiệp vụ tại địa điểm cách Tòa án làm việc của Chấp hành viên từ 1km trở lên và cần có chỗ ở để thi hành nghiệp vụ…Mức phí trợ cấp hằng ngày và chi phí di chuyển cho người làm chứng cũng như chi phí di chuyển và chỗ ở cho Chấp hành viên, chi phí cần thiết cho việc thi hành nghiệp vụ của Chấp hành viên được ấn định tùy thuộc vào quy định của Tòa án tối cao.Lệ phí hoặc chi phí cần thiết cho thi hành nghiệp vụ của Chấp hành viên sẽ do người làm đơn trả hoặc bồi hoàn khi Chấp hành viên giải quyết yêu cầu của đơn đó, do Tòa án trả hoặc bồi hoàn khi Tòa án trực tiếp yêu cầu Chấp hành viên giải quyết. Tuy nhiên, nếu có những quy định pháp luật khác thì phải tuân theo quy định đó.Chấp hành viên không thể nhận lệ phí khi chưa hoàn thành nghiệp vụ hoặc trước khi xác định nghiệp vụ đó không cần phải tiếp tục tiến hành. Sau 5 năm, nếu không thực hiện quyền nhận lệ phí, nhận bồi hoàn chi phí đã trả thay trừ trường hợp do Tòa án trả hoặc bồi hoàn thì sẽ mất hiệu lực vì hết hạn thời hiệu.
Theo quy định của Tòa án tối cao, khi giải quyết nghiệp vụ theo đơn yêu cầu, Chấp hành viên có thể yêu cầu người đứng đơn nộp trước lệ phí hoặc chi phí thi hành nghiệp vụ cần thiết bằng cách ước tính. Tuy nhiên, sẽ không áp dụng nếu người đứng đơn là người được hỗ trợ về mặt tố tụng.Số tiền nộp trước nói trên đây nộp cho Tòa án địa phương có thẩm quyền với Chấp hành viên. Khi người đứng đơn không nộp số tiền nộp trước thìChấp hành viên có thể từ chối giải quyết.Người đứng đơn được miễn trách nhiệm trả lệ phí hoặc hoàn trả chi phí khi đã nộp hết mức tiền nộp trước. Trong trường hợp này, Chấp hành viên sẽ nhận lệ phí hoặc chi phí hoàn trả từ Tòa án đã nhận tiền nộp trước. Về biệt lệ dành cho người được hỗ trợ về mặt tố tụng:Khi không thu đòi được từ người phải thi hành án lệ phí và chi phí cần thiết cho nghiệp vụ cưỡng chế thi hành án theo đơn yêu cầu của người được hỗ trợ về mặt tố tụng thì kho bạc nhà nước sẽ chi cấp dựa vào yêu cầu của Chấp hành viên.
Chấp hành viên bảo quản hồ sơ biên bản thi hành án và các giấy tờ nghiệp vụ do Chấp hành viên soạn thảo.Đương sự và các bên liên quan có thể yêu cầu được xem hồ sơ biên bản thi hành án, các giấy tờ nghiệp vụ do Chấp hành viên soạn thảo và các loại giấy tờ thuộc thẩm quyền bảo quản của Chấp hành viên.Theo quy định của Tòa án tối cao thì phải nộp lệ phí cho Chấp hành viên khi yêu cầu được xem các loại hồ sơ giấy tờ nóitrên đây. Tuy nhiên, không áp dụng đối với trường hợp đương sự yêu cầu xem các hồ sơ chưa hoàn tất.Đương sự và các bên liên quan có thể yêu cầu cấp bản sao hoặc bản tóm tắt của hồ sơ biên bản thi hành án và các giấy tờ nghiệp vụ mà Chấp hành viên đã soạn thảo hoặc các chứng từ thuộc thẩm quyền nghiệp vụ của Chấp hành viên. Cũng theo quy định của Tòa án tối cao thì phải nộp lệ phí ghi chép sao lục cho Chấp hành viên khi yêu cầu cấp các loại giấy tờ nói trênđây.Nếu cần thiết, Chấp hành viên có thể yêu cầu Chấp hành viên khác hỗ trợ mình để giải quyết công việc sau khi được sự đồng ý của Tòa án địa phương thẩm quyền. Trong trường hợp này, mỗi Chấp hành viên sẽ nhận riêng từng khoản lệ phí cũng như nhận lại chi phí thi hành nghiệp vụ cần thiết cho từng người. Khi Chấp hành viên gặp sự cố hoặc vì một lý do nào đó, nếu cần thiết thì Tòa án địa phương có thể yêu cầu thư ký Tòa án xử lý toàn bộ hay một phần công việc của Chấp hành viên.Chấp hành viên nếu không nhận đủ mức lệ phí trong 01 năm theo quy định của chính phủ thì sẽ được Kho bạc nhà nước hỗ trợ phần thiếu hụt.
Nguyễn Xuân Tùng