Hội nghị đã được nghe báo cáo tổng kết công tác năm 2017, phương hướng nhiện vụ công tác năm 2018. Năm 2017 Tổng cục đã có nhiều biện pháp tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm sự nhạy bén, kịp thời và phù hợp hơn với nguyên tắc tập trung thống nhất trong quản lý ngành dọc, qua đó, góp phần tích cực, quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ công tác được giao. Căn cứ Chương trình trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực t
hi hành án dân sự, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch công tác năm 2017 của Tổng cục
Thi hành án dân sự, Quyết định giao chỉ tiêu cho Hệ thống cơ quan
Thi hành án dân sự, phê duyệt ban hành Kế hoạch công tác năm của đơn vị và các Cục
Thi hành án dân sự làm căn cứ triển khai thống nhất, kịp thời, đầy đủ, toàn diện các mặt công tác t
hi hành án dân sự trong toàn Hệ thống. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong toàn Hệ thống, với phương châm “hướng về cơ sở”.
Với sự sâu sát, quyết liệt và sự nỗ lực của các cơ quan
Thi hành án dân sự, năm 2017 công tác t
hi hành án dân sự, hành chính đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Số thụ lý vụ việc thi hành án mới rất lớn, tăng gần 47 nghìn việc (5,57%) và trên 28 nghìn tỷ đồng (19,67%) và cao nhất từ trước đến nay về tiền (gần 173 nghìn tỷ đồng). Các cơ quan thi hành án đã thi hành xong gần 550 nghìn việc và thu trên 35 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19 nghìn việc và trên 6 nghìn tỷ đồng so với năm 2016, đạt tỷ lệ 79,25% về việc và 38,31% về tiền, vượt 9,25% về việc và 8,31% về tiền so với chỉ tiêu được giao. Đã ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án hành chính đối với 297/361 việc có nội dung theo dõi, đăng tải quyết định buộc thi hành án đối với 40 trường hợp và có văn bản kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với 14 trường hợp. Có 276/361 việc đã thi hành xong, đạt tỷ lệ 76,5%.
Công tác hướng dẫn nghiệp vụ tiếp tục được thực hiện kịp thời, bảo đảm thống nhất áp dụng các quy định pháp luật về
Thi hành án dân sự. Năm 2017, các đơn vị nghiệp vụ đã giải quyết 201/215 việc xin ý kiến hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ, đạt tỉ lệ 93,5%; kịp thời rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành Luật
Thi hành án dân sự.
Công tác tiếp công dân và xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vụ việc t
hi hành án dân sự trọng điểm. Năm 2017, Tổng cục đã tiếp 535 lượt công dân, giải quyết 4.577/4.633 đơn khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 98,87%; giải quyết xong 90/101 vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; đưa ra khỏi danh sách 48/120 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài và giải quyết dứt điểm 21/55 vụ việc Lãnh đạo Bộ tiếp công dân.
Công tác cải cách hành chính, công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2017, Tổng cục tiếp tục vận hành Cổng thông tin điện tử
Thi hành án dân sự và chỉ đạo các cơ quan
Thi hành án dân sự vận hành Trang thông tin điện tử
Thi hành án dân sự, tăng cường tổ chức các hội nghị, họp liên ngành bằng hình thức trực tuyến. Đặc biệt, Tổng cục đã tổ chức tập huấn để đưa vào sử dụng phần mềm thụ lý và thống kê thi hành án từ tháng 12/2017, coi đây là giải pháp đột phá trong công tác t
hi hành án dân sự năm 2018. Đã công bố các thủ tục hành chính, thống nhất thực hiện cơ chế một cửa, hỗ trợ trực tuyến và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác năm 2017 của Tổng cục vẫn còn một số hạn chế:
Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục đã có nhiều chuyển biến song vẫn còn hạn chế; kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo, kết luận trong một số trường hợp còn chưa nghiêm túc; công tác đôn đốc, rà soát việc thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục còn chưa phát huy hiệu quả cao.
Việc xây dựng một số đề án, văn bản còn chậm; một số đơn vị chủ trì xây dựng đề án, văn bản còn thiếu quyết liệt, chưa bám sát tiến độ, nắm chắc trình tự, thủ tục để chủ động báo cáo Lãnh đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; việc tổ chức thực hiện một số Quy trình nội bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, ý thức kỷ luật chấp hành có nơi còn chưa nghiêm.
Công tác chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tuy đã có tiến bộ, song vẫn có việc còn chậm. Một số đơn vị chưa thực hiện hết yêu cầu, kết luận của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục trong việc rà soát, kiểm tra vụ việc nên có trường hợp chưa đủ cơ sở để Lãnh đạo kết luận, chỉ đạo, phải tổ chức thêm cuộc họp lần sau. Chưa có sự đánh giá, rà soát việc thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục sau khi có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, nhất là các vụ việc có thời hạn.
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là loại việc phức tạp, vụ việc Lãnh đạo Bộ tiếp công dân, các Tổ, nhóm công tác chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo giải quyết, chưa nghiêm khắc chấn chỉnh đối với các cơ quan
Thi hành án dân sự chậm trễ hoặc chưa làm hết trách nhiệm; việc phân công và xác định trách nhiệm thành viên trong các Tổ, nhóm chưa rõ ràng.
Công tác kiểm tra vẫn còn chậm so với Kế hoạch, phải điều chỉnh, lùi thời gian kiểm tra; cơ chế hậu kiểm, theo dõi, đôn đốc các đơn vị được kiểm tra thực hiện Kết luận còn là khâu yếu.
Công tác tổ chức cán bộ tuy đã được quan tâm chú trọng, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu “đi trước một bước”. Chế độ đãi ngộ đối với công chức tuy đã được quan tâm nhưng chưa đồng đều nên chưa thật sự thu hút được cán bộ có năng lực vào làm việc, đời sống của một bộ phận cán bộ công chức, nhất là các công chức trẻ còn gặp khó khăn. Chưa có chế độ đặc thù cho công chức được điều động, luân chuyển.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động của Tổng cục mặc dù đã được quan tâm, chú trọng nhưng còn chưa theo kịp yêu cầu công tác quản lý.
Tại Hội nghị, các đơn vị tập trung thảo luận về một số nội dung như nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ, công tác kiểm tra trong hoạt động t
hi hành án dân sự, các biện pháp triển khai hiệu quả phần mềm quản lý
Thi hành án dân sự…
Biểu dương và ghi nhận những cố gắng của Tổng cục
Thi hành án dân sự trong năm vừa qua, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cũng đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế như: công tác kiểm tra, tự kiểm tra, phúc tra kết quả chưa đạt hiệu quả như mong muốn; việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn kế cận ở các địa phương còn thiếu và mỏng; bộ máy ở nhiều địa phương chưa được củng cố, kiện toàn. Công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ còn chậm, một số việc chưa đạt yêu cầu; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, vụ việc kéo dài mặc dù đã có kết quả nhưng còn nhiều việc chưa giải quyết xong.
Năm 2018, Thứ trưởng đề nghị toàn hệ thống cơ quan
Thi hành án dân sự cần nêu cao tinh thần quyết tâm, chỉ đạo tổ chức, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong toàn ngành để đạt các chỉ tiêu được giao. Theo đó, cần tập trung thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành, đặc biệt là các án tham nhũng, kinh tế, tập trung giải quyết trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân, đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Đồng thời tăng cường hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo hướng tập trung, sâu sát, chú trọng tổng hợp thực tiễn, lựa chọn những vụ việc với những khó khăn, vướng mắc, bất cập điển hình hướng dẫn thống nhất chung trong toàn quốc.
Tổng cục cần tiếp tục tổng kết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành Luật
Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật về
Thi hành án dân sự. Tập trung xây dựng Đề án miễn thi hành án các khoản thu không có điều kiện thi hành, đã tồn đọng nhiều năm; ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn Luật Phá sản, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2015/TT-BTP về chế độ thống kê.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tổng cục cần đổi mới kịp thời và nhạy bén hơn theo phương châm “hướng về cơ sở”; thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Tổng cục phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu trong quản lý, chỉ đạo điều hành. Công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Tổng cục và với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an cần chặt chẽ hơn đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.
Cùng với đó, toàn hệ thống cần tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiến hành rà soát tổng thể để kiện toàn bộ máy ở các Cục, Chi cục; tăng cường điều động, biệt phái cán bộ trong một số lĩnh vực trọng tâm. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và quản lý, chỉ đạo, điều hành; tập trung tổ chức tập huấn, ban hành thể chế, bảo đảm đầy đủ các điều kiện kỹ thuật để vận hành Phần mềm quản lý
Thi hành án dân sự trên toàn quốc trong năm 2018.
Nhân dịp này, Hội nghị đã trao danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2017 cho 4 tập thể thuộc Tổng cục là: Tổng cục
Thi hành án dân sự, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ kế hoạch - tài chính, Văn phòng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ tư pháp cho 30 cá nhân có thành tích xuất sắc của Tổng cục.
Trung tâm