Người quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc“công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”.
Vì lẽ đó, Người luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người yêu cầu mỗi cán bộ,đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, bởi lẽ như Bác nói, “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước", điều đó cho thấy, mọi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc mọi nơi. Nói cách khác, tư cách đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên đều có tác động mạnh mẽ đến người dân. Nếu không có đạo đức tốt, cán bộ, đảng viên sẽ trở thành tấm gương xấu có thể gây mất lòng tin và giảm hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính. Do đó, việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức đối với cán bộ, đảng viên càng trở nên cần thiết bởi những đòi hỏi của đời sống xã hội, của người dân đối với bộ máy hành chính nhà nước ngày càng cao. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, những cám dỗ vật chất và tinh thần từ cuộc sống tác động rất mạnh mẽ, nếu không luôn luôn rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, cán bộ, đảng viên sẽ nhanh chóng xa rời mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm mất lòng tin của quần chúng, từ đó, làm yếu đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cần phải thường xuyên phấn đấu tu dưỡng, rènluyện của mỗi người, trước hết là của cán bộ, đảng viênđó là:
Trung với nước, hiếu với dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là chuẩn mực cóý nghĩa quan trọng hàng đầu, là nội dung bao trùm, có tính chất chi phối đến các chuẩn mực đạo đức khác.Trung, hiếu là những chuẩn mực đạo đức truyền thống, trung với vuavà hiếu với cha mẹ. Hồ Chí Minh vẫn sử dụng khái niệm trung, hiếu nhưngđã lồng vào đó nội dung mới mang tính cách mạng đó là trung với nước, hiếuvới dân.
Trung với nước, tức là phải tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng không phản bội, quy hàng kẻ địch… Trung với nước cũng chính là trung với đảng, với sự nghiệp cách mạng do đảng lãnh đạo, quyết tâm đưa đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hiếu với dân nghĩa là thấy rõ sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân.Dân là gốc của nước, là những người sáng tạo làm nên lịch sử. Do đó, phải gắn bó với dân, kính trọng và lắng nghe ý kiến của dân, hòa mình với dân; tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước; phải thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí; bất cứ việc gì có lợi cho dân thì phải làm, bất cứ việc gì có hại cho dân thì phải tránh; phải làm hết sức mình để nhân dân hiểu được quyền cũng như trách nhiệm của người chủ đất nước.Hồ Chí Minh cũng chính là tấm gương sáng ngời về tinh thần trungvới nước hiếu với dân.
Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung. Hồ Chí Minh chẳng những yêu tất cả những người lao động, mà còn đặc biệt thương yêu những người bị áp bức, bóc lột, bị đọa đày đau khổ, bị nô dịch giai cấp và dân tộc.Theo Hồ Chí Minh, tình thương yêu con người, sống có tình, có nghĩaluôn gắn với hành động cụ thể là phấn đấu vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.Phải giúp cho con người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người, sống có nghĩa có tình không chỉ dừng lại ở dân tộc mà vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Theo Hồ Chí Minh, cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai, việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Muốn cho chữ cần có hiệu quả thì cần phải có kế hoạch cho mọi công việc, nghĩa là phải chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao; phải chống bệnh chây lười, biếng nhác, ỷ lại, thụ động, vô kỷ luật. Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho có ích nhất, hiệu quả nhất. Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi trong sản xuất và đời sống.Liêm là trong sạch, không tham lam cả về vật chất và địa vị.Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn.
Chí công vô tư là đặt việc tập thể, việc công lên trên, làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người nhấn mạnh, thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các phẩm chất này có ý nghĩa đối với từng cá nhân con người, nó là thước đo phẩm chất người của một con người, nó đặc biệt có ý nghĩa đối với cán bộ, đảng viên. Nó là thước đo sự
giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc.
Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế chính là quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người yêu hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, chống sự hằn thù dân tộc. Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí
Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần và rèn luyện trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển và tiến bộ trên toàn thế giới. Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ, nhưng việc lĩnh hội, rèn luyện và thực hành là cực kỳ khó. Cho nên, muốn có được đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời, chủ yếu trong thực tiễn cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọccàng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Vì vậy, để xây dựng đạo đứccách mạng, mỗi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ suốt đời, nhưng việc tudưỡng, rèn luyện, phải gắn với hoạt động thực tiễn cách mạng. Vì chính thực tiễncách mạng là nơi để cho mọi người thể hiện rõ nhất những hành vi đạo đức củamình và chính thực tiễn cũng là nơi làm cho mọi người được hoàn thiện hơn về đạođức.
Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm
Hồ Chí Minh coi trọng sự gương mẫu trong thực hành đạo đức, nói đi đôi với làm, nói được làm được. Đó là một nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới. Theo Người, đạo làm gương, nói đi đôi với làm phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực, từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội…
Phải luôn đấu tranh với những hiệntượng phi đạo đức, nhất là chống chủ nghĩa cá nhân
Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng đạo đức cách mạng chống những hiện tượng phi đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân cần phải sử dụng nhiều giải pháp thích hợp. Trước hết, Người nhấn mạnh phải thành thật và thường xuyên thực hiệntự phê bình và phê bình để giúp nhau tiến bộ. Đồng thời Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của dư luận xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cách mạng, chống chủnghĩa cá nhân. Theo Người, cách tốt nhất là kết hợp giáo dục đạo đức ở gia đình,nhà trường và xã hội; nêu cao tấm gương người tốt, việc tốt và phê bình, kỷ luậtnghiêm minh, công khai; kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường pháp chế.
Trong cuộc sống hôm nay, đã có nhiều bài học về sự mất mát do thiếu tu dưỡng đạo đức. Có những cán bộ, đảng viên, trong gian khổ, tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ hy sinh, cực khổ, quyết chiến đấu đến cùng, nghĩa là có công với cách mạng. Nhưng khi có ít quyền hạn trong tay thì kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu, tự biến mình thành những "ông quan cách mạng". Những người này thậm chí đã kiên trì phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời đã không giữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đổ vỡ, thậm chí đã phải vào vòng lao lí. Đó chính là những người đã không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sớm bằng lòng, tự mãn với bản thân và dần dần biến chất, họ bị chính kẻ thù bên trong quật ngã. Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời, coi tu dưỡng đạo đức là một việc làm như rửa mặt hằng ngày. Chỉ có những người có cái tâm trong sáng mới đủ bản lĩnh và năng lực lĩnh hội được những chuẩn mực của đạo đức cách mạng, và khi đạo đức cách mạng đã vững rồi thì “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”.
Lê Thị Phương