Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn công tác của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn có đồng chí Kong Sỉ - Sái Sút Tha, Vụ trưởng Vụ Quản lý thi hành án; đồng chí Sụ Lị Nha - Xi Đa Vông, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật; đồng chí Sổm Mải - Xi Ụ Đôm Phăn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; đồng chí Xi Vị Xay - Pạ Sản Phon, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp quốc gia; đồng chí Xí Vị Lay - Thạ Vi Xín, Trưởng Phòng Thi hành án - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thủ đô Viêng Chăn. Về phía Tổng cục Thi hành án dân sự có đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng; đồng chí Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin; đồng chí Hà Huy Lục, Phó Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng chí Hoàng Liên Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; đồng chí Phan Huy Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1; đồng chí Bùi Bích Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2; đồng chí Phạm Thành Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự. Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tư pháp Việt Nam cũng tham dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Việt Nam và các thành viên tham gia buổi làm việc đã trao đổi, chia sẻ các vấn đề theo đề nghị của Đoàn công tác của Lào, như: Các chức danh Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký Thi hành án dân sự ở Việt Nam. Vị trí, vai trò của Chấp hành viên, thi tuyển, bổ nhiệm, nâng ngạch Chấp hành viên, Thẩm tra viên Thi hành án dân sự. Vấn đề trả lại đơn yêu cầu thi hành án. Xét miễn, giảm nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước. Thời hiệu yêu cầu thi hành án. Thi hành bản án hình sự. Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự.
Thay mặt Đoàn công tác của Lào, đồng chí Sởm Súc - Sim Pha Vong, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào cảm ơn sự chia sẻ của các thành viên Việt Nam tham dự buổi trao đổi, đây là cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho việc xây dựng Luật Thi hành án của Lào, có nhiều điểm tương đồng, phù hợp giữa Việt Nam và Lào trong thi hành án; sẽ nghiên cứu và vận dụng vào việc xây dựng Luật Thi hành án của Lào, nhất và vấn đề tổ chức hệ thống thi hành án theo ngành dọc. Theo kế hoạch thì Quốc hội Lào sẽ thông qua Luật Thi hành án vào đầu năm 2019. Bộ Tư pháp Lào mong rằng sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành dân sự trong thời gian tới.
Lê Tuấn