Sign In

Thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14- Từ thực tiễn thi hành dân sự

19/08/2018

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm đến vấn đề giải quyết tình trạng nợ xấu của Ngân hàng, tổ chức tín dụng và đưa ra nhiều quan điểm, chủ trương để thực hiện. Trong những chủ trương đó thì tinh thần của Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/8/20217, đã đi vào thực tiễn và áp dụng thí điểm trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực.
 
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khi áp dụng Văn bản luật này vào thực tiễn cơ bản đã đạt được hiệu quả cao, góp phần đẩy mạnh và tập trung giải quyết được nợ xấu cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra theo tinh thần của Nghị quyết. Qua hơn một năm thực hiện thí điểm trong lĩnh vực hoạt độngthi hành án dân sự thì số tiền thi hành cho Ngân hàng đạt hiệu quả hơn trước đây.
Những vướng mắc ở thực tiễn áp dụng thi hành
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc Hội vào giai đoạn thi hành án dân sự cũng gặp không ít khó khăn ở quy định Điều 12 của Nghị quyết có liên quan đến thi hành án dân sự vềThứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.“Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật”
Thực tế, tổ chức thi hành những vụ việc cho ngân hàng mà tài sản chủ yếu là Quyền sở hữu công trình, tài sản khác gắn liền với quyền sử dụng đất của Nhà nước cho thuê đang gặp khó khăn, vướng mắc ở giai đoạn xử lý tài sản, để minh chứng cho vấn đề này, tác giả muốn đưa ra một tình huống cụ thể như sau:
Xuất phát từ vụ tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại giữa tổ chức ngân hàng với Công ty TNHH D, số tiền phải thi hành trên 30 tỷ đồng và tài sản thế chấp là quyền sở hữu công trình gắn liền trên diện tích đất thuê của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh P (do UBND tỉnh giao quyền cho thuê đất thực hiện dự án khu công công nghiệp). Trong quá trình tiến hành kê biên và xử lý tài sản quyền sở hữu công trình và người mua được tài sản là một công ty có đủ tư cách pháp nhân hội đủ các điều kiện về năng lực tài chính, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và không vi phạm quy định của Luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành của lĩnh vực về đất đai.
Sau khi người mua trúng đấu giá đã nộp đủ tiền cho cơ quan thi hành án và yêu cầu giao tài sản mua trúng đấu giá. Việc giao tài sản cho người mua trúng đấu giá đã thực hiện xong nhưng vấn đề người mua tài sản hoàn thiện được thủ tục sang tên quyền sở hữu công trình và ký lại được hợp đồng thuê đất của nhà nước lại gặp khó khăn, vướng mắc ở Điều 12 của Nghị quyết “ …Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu… trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm…”bỡiCông ty TNHH D phải trả các khoản tiền nợ thuê quyền sử dụng đất của Trung tâm dịch vụ công ích Ban kinh tế tỉnh P (Trung tâm đã khởi kiện Công ty D bằng 03 bản án), số tiền: Công ty D vẫn còn nợ số tiền thuê quyền sử dụng đất gần 500 triệu đồng, trong khi đó tài sản bán đấu giá chỉ trên 3 tỷ đồng.Trung tâm dịch vụ Công ích sẽ ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất cho người mua trúng đấu giá theo quy địnhcủa Luật đất đai năm 2013 nếu thu đủ số tiền cho thuê quyền sử dụng đất và yêu cầu cơ quan thi hành án phải tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án cho Trung tâm. Vụ việc kéo dài phải tổ chức họp liên ngành và xin ý kiến của UBND tỉnh về  xử lý số tiền thuê quyền sử dụng đất…
Cần tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện Nghị quyết
-Thực trạng thi hành án về kê biên, xử lý các loại án thi hành cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng mà tài sản thế chấp là Quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền trên quyền sử dụng đất của Nhà nước cho thuê, hiện nay còn gặp nhiều khó khăn khi xử lý tài sản bán đấu giá và người mua được tài sản không được ký hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất của Nhà nước để tiếp tục hoạt động kinh doanh, không chỉ bị vướng về chi phí đầu tư vào đất, không thu được số tiền án phí theo quy định tại Điều 47 của Luật thi hành án dân sự mà còn dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo có khi Chấp hành viên cũng có thể bị khởi kiện ra Tòa án để hủy hợp đồng bán đấu giá hoặc bồi thường thiệt hại do thời gian kéo dài không hoàn thiện được các thủ tục thuê đất lại của Nhà nước hoặc các thủ tục chuyển quyền sở hữu công trình cho người mua được tài sản bán đấu giá..không phải xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của chấp hành viên mà từ bất cập của văn bản luật. Chính vì thế, những khó khăn, vướng mắc thường gặp khi áp dụng vào thực tiễn thi hành án dân sự rơi vào những trường hợp như sau:
-Thứ nhất, không thu được khoản tiền thuế đất; tiền thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước và nghĩa vụ khác … nên các cơ quan chức năng không làm thủ tục thu hồi đất của người phải thi hành án để cho người mua được tài sản thi hành án tiếp tục thuê quyền sử dụng đất hoạt động kinh doanh, bỡi chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
- Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất, chưa thu hồi được số tiền thuê quyền sử dụng đất của người phải thi hành án nên khởi kiện bằng các Bản án, quyết định và tranh chấp yêu cầu cơ quan thi hành án phải giữ khoản tiền bán tài sản để đảm bảo cho khoản tiền thuê đất hoặc không thống nhất thực hiện theo Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 gây khó khăn cho cơ quan thi hành án.
Thứ ba: Để lại khó khăn và không xử lý dứt điểm một số vụ việc thi hành án chủ động về khoản án phí trong các vụ việc thi hành cho Ngân hàng, nếu như không được ưu tiên thanh toán theo Khoản 3, Điều 47 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 mà thực hiện theo Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ dẫn đến số việc tồn đọng gia tăng theo từng năm và sẽ không đủ điều kiện để xem xét giảm hoặc miễn, giảm theo quy định tại điều 61 Luật thi hành án, do số tiền án phí trong những bản án, quyết định thi hành án Ngân hàng, tổ chức tín dụng rất lớn có những việc án phí trên 100 triệu đồng và không thoả thuận được để thu khoản án phí theo hướng dẫn của Công văn số 3022/TCTHADS-NV ngày 15/8/2017 của Tổng cục Thi hành án dân sự.
Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự và xử lý kịp thời lượng án thi hành cho Ngân hàng cũng như khoản án phí trong những vụ việc có tài sản thế chấp ở các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thì cần xem xét và sửa đổi Điều 12 của Nghị quyết 42/2017/QH14 phù hợp hơn, nên bổ sung khoản thu án phí, các khoản thuế đất có liên quan đến vấn đề hoàn thủ tục sang tên, chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất …đối với tài sản, quyền sở hữu công trình gắn liền trên quyền sử dụng đất của Nhà nước cho thuê được ưu tiên thanh toán trước khi trả cho Ngân hàng là phù hợp hơn với quy định tại Khoản 3, Điều 47 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
 


Theo Lê Lanh

Các tin đã đưa ngày: