Để tổ chức thi hành có hiệu quả thì công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, trong những năm qua Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà đã tích cực, chủ động xây dựng qui chế phối hợp; chỉ đạo Chấp hành viên thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp cho nên kết quả công tác thi hành án nói chung và phối hợp trong việc tổ chức cưỡng chế nói riêng đạt hiệu quả.
Thực hiện các Bản án số 08/2018/DS-ST ngày 03 tháng 7 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Bản án số 13/2018/DS-PT ngày 23 tháng 10 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị; Quyết định buộc ông Hoàng Hàn và bà Hoàng Thị Thảo chuyển giao quyền sử dụng đất cho hộ bà Hoàng Thị Tuyết, trú tại: Khu phố 1, phường 2, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Quyền sử dụng đất có diện tích 42m
2. Buộc ông Hoàng Hàn và bà Hoàng Thị Thảo tháo dỡ đoạn tường rào bờ lô dài 5m, kè đất táp lô, di dời hai cây cau và một cây đu đủ (nằm trên phần đất tranh chấp).
Quá trình tổ chức thi hành đương sự chống đối quyết liệt, cho rằng bản án tuyên không khách quan, không đúng với thực tế nên liên tục khiếu nại, khiếu kiện nhiều nơi và đề nghị tạm dừng việc thi hành án.
Chấp hành viên đã giải thích và động viên nhưng người phải thi hành án không tự nguyện nên phải tổ chức cưỡng chế và đã thành công
Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác phối hợp:
1. Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xác minh về nhân thân, động viên, thuyết phục tự nguyện thi hành.
Để giải quyết xong hoàn toàn một việc thi hành án dân sự phức tạp, chấp hành viên phải thực hiện nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, từ việc thông báo, tống đạt các giấy tờ, quyết định thi hành án, đến việc xác minh điều kiện nhân thân, tài sản của các đương sự và áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ một trong các khâu phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thi hành án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết. Do vậy, chấp hành viên, cơ quan thi hành án đã phối hợp kịp thời của chính quyền địa phương đây là yếu tố quan trọng và nhân tố dẫn đến sự thành công.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc cung cấp thông tin.
Cơ quan thi hành án đã chủ động phối hợp vói văn phòng Đăng ký đất đai để cung cấp thông tin về tài sản, đo đạc để có kế hoạch tổ chức cưỡng chế nhanh gọn, rút ngắn thời gian vì đương sự chống đối rất quyết liệt.
3. Phối hợp Công an, Viên kiểm sát trong cả quá trình tổ chức thi hành.
Xác định được tính chất phức tạp của vụ án anh em, bà con của người phải thi hành án ở tập trung gần nhau khoảng 45 người. Vì thế, việc tổ chức cưỡng chế gặp phải sự chống đối tập trung đông người có thể xảy ra cho nên Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Đông Hà đã tổ chức họp bàn với cơ quan Công an, Viện kiểm sát; Yêu cầu Chấp hành viên báo cáo tình hình cụ thể, chi tiết để các ngành chức năng nắm tình hình sát đúng với tình hình thực tế để có kế hoạch bảo vệ cưỡng chế và đã tổ chức thành công. Lãnh đạo Công an thành phố Đông Hà đã tích cực chủ động nắm bắt tình tình hình, khảo sát địa bàn và xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế sát đúng với tình hình thực tế tại địa bàn chuẩn bị cưỡng chế.
Lãnh đạo Viện Kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ giám sát việc tuân theo pháp luật tránh việc sai sót trong khi áp dụng pháp luật.
Từ đó, việc tổ chức cưỡng chế thành công tốt đẹp, đúng kế hoạch ổn định được tình hình án ninh, chính trị của địa phương.
Phải nói rằng: Việc nâng cao công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành là bài học quí báu cho công tác thi hành án dân sự đặc biệt là những vụ án khó khăn phức tạp phải tổ chức cưỡng chế. Sự phối hợp tốt đã tạo nên sự thống nhất cao, một sức mạnh tổng hợp dẫn đến sự thành công cho mọi sự thành công trong đó đặc biệt là công tác thi hành án dân sự./.