Sign In

Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng: 73 năm vững bước đi lên

17/07/2019

Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng: 73 năm vững bước đi lên
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan Thi hành án dân sự cả nước trong 73 năm qua từ khi có Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa IX, ngày 06/10/1992 về việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của chính phủ, các cơ quan Thi hành án dân sự trên toàn quốc được thành lập từ đó. Việc tổ chức bàn giao cơ quan Thi hành án được sự quan tâm của cấp Ủy, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của cơ quan ban ngành các cấp, vì vậy các cơ quan thi hành án nhanh chóng được ổn định và đi vào hoạt động

Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 thì cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (có tên gọi là Phòng Thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp), cơ quan thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (có tên gọi là Đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp). Đối với tỉnh Sóc Trăng thì Phòng thi hành án dân sự được thành lập theo Quyết định số 46/QĐ-BTP, ngày 08/6/1993 của Bộ Tư pháp với 07 Đội thi hành án huyện, thị được thành lập và đi vào hoạt động. Trong thời gian đầu khi tách từ cơ quan Tòa án nhân dân, công tác thi hành án dân sự của Phòng Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng gặp rất nhiều khó khăn, về nhân sự toàn tỉnh chỉ có 16 đồng chí (trong đó có 04 Chấp hành viên). Năm 1994, Bộ Tư pháp quyết định phân bổ biên chế cho cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh là 45 biên chế.
 

 
Năm 2004, Pháp Lệnh Thi hành án dân sự ra đời và Chính phủ ban hành Nghị định 50/2005/NĐ-CP, ngày 11/4/2005, so với Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, thì tên gọi của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 50/2005/NĐ-CP cũng thay đổi, thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thi hành án dân sự cấp tỉnh), thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thi hành án dân sự cấp huyện). Cũng trong năm 2004, Thi hành án dân sự cấp huyện trong tỉnh Sóc Trăng được thành lập thêm 02 đơn vị là Thi hành án dân sự huyện Ngã Năm và Thi hành án dân sự huyện Cù Lao Dung nâng tổng số Thi hành án dân sự cấp huyện lên 09 đơn vị. Với biên chế hiện có là 58 đồng chí thì có 20 Chấp hành viên và 38 cán bộ, công chức khác.
 
Năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật thi hành án dân sự và năm 2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự chứa đựng nhiều nội dung mới quan trọng thể hiện chủ trương cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đây cũng là cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan Thi hành án dân sự trên toàn quốc hoạt động hiệu quả hơn, sát với tình hình thực tiễn và cũng từ đó cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sóc Trăng được thành lập 04 Phòng Chuyên môn và 11 Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc, với tổng biên chế được giao là 132 biên chế (trong đó cấp tỉnh là 26, cấp huyện là 106) đã thực hiện được 129 (trong đó cấp tỉnh là 25, cấp huyện là 104), số lượng Chấp hành viên là 48 (trong đó cấp tỉnh 08, cấp huyện là 40), 07 Thẩm tra viên, 19 Thư ký và thư ký trung cấp, còn lại 62 biên chế là đội ngũ kế toán và công chức giúp việc. Trình độ chuyên môn có 119 Đại học, 02 Cao đẳng, 08 trung cấp. Trình độ chính trị 22 cao cấp, 27 trung cấp.
 
 Đội ngũ công chức của cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp trong tỉnh đã được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng
Tính đến thời điểm hiện nay, Tổng số biên chế cơ quan Thi hành án dân sự hai cấp trong tỉnh được giao là 126 biên chế, đã thực hiện 121 biên chế (Cục Thi hành án dân sự: 23/25, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện: 98/101). việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo của các Phòng Chuyên môn và Chi cục THADS cơ bản tương đối đầy đủ. Lãnh đạo các Phòng chuyên môn gồm có: Trưởng phòng 03/04, 01 Phòng chưa có Trưởng phòng, đang giao phụ trách là: Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phó trưởng phòng 03 (Phòng Tổ chức cán bộ 01, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự 02, Văn phòng và Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa có Phó trưởng phòng). Lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện: Chi cục trưởng 10/11 đơn vị; 01 Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện đang giao Phụ trách Chi cục là: Trần Đề. Phó Chi cục trưởng 15 (thành phố Sóc Trăng 02, thị xã Vĩnh Châu 02, thị xã Ngã Năm 02, huyện Châu Thành 02, huyện Mỹ Tú 02, huyện Trần Đề 01, huyện Cù Lao Dung 01, huyện Long Phú 01, huyện Kế Sách 01, huyện Thạnh Trị 01, huyện Mỹ Xuyên đang thực hiện quy trình bổ nhiệm 01 Phó Chi cục trưởng)
 

 
Hiện đội ngũ công chức của Thi hành án dân sự hai cấp trong tỉnh đã được kiện toàn một bước quan trọng cả về số lượng và chất lượng, từng bước đã chuyển biến và đi vào nề nếp hơn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, quy hoạch, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác được chú trọng quan tâm và thực hiện thường xuyên. ​Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc cơ bản ổn định, tuy nhiên vần còn hai đơn vị chưa có trụ sở làm việc phải thuê nhà người dân làm trụ sở. Công tác tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm và thực hiện thường xuyên hơn, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo, hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc….


Theo Văn phòng Cục THADS tỉnh

Các tin đã đưa ngày: