Trao đổi về một số nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
(11/06/2024)
Trong thời đại mới, khi môi trường pháp lý ngày càng phức tạp và yêu cầu về chất lượng thi hành án dân sự càng cao, việc xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trở nên hết sức cần thiết. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự địa phương trong sạch, vững mạnh, liêm chính, chuyên nghiệp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Giao tiếp ứng xử của Chấp hành viên - kỹ năng quan trọng trong tổ chức thi hành án
(10/11/2022)
Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền về tài sản, nhân thân của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Trong đó giữ vai trò trung tâm của hoạt động thi hành án dân sự là Chấp hành viên, người được nhà nước trao cho nhiều quyền năng trong quá trình tổ chức thi hành án theo thẩm quyền. Tuy nhiên hiệu quả thi hành án lại không chỉ phụ thuộc vào quyền năng đó mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử của Chấp hành viên với đương sự khi thực hiện nhiệm vụ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án
(10/11/2022)
Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23,Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.
Một số đề xuất nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ của Chấp hành viên
(01/11/2022)
Là người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành án, khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên nhân danh công quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyết định của mình. Nhà nước trao cho Chấp hành viên quyền được sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì...) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên. Với những quyền năng quan trọng như vậy nên mỗi lời nói, hành động của Chấp hành viên không chỉ tác động đến quyền, lợi ích của các bên mà còn tác động tâm lý, phản ứng tức thì tới hành động, lời nói của những người có liên quan.
Một số vấn đề về tạm hoãn xuất cảnh trong thi hành án dân sự
(17/02/2021)
Xuất cảnh là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Việc đương sự, đặc biệt là người phải thi hành án (người Việt Nam, người nước ngoài) xuất cảnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức thi hành án. Việc tạm hoãn xuất cảnh của người phải thi hành án được quy định tại Điều 51 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP(Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 28, Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2019( gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh); Điều 21, Điều 22 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 94/2015/NĐ-CP và Nghị định số 75/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 136/2007/NĐ-CP).
Hoàn thiện quy định về việc chưa có điều kiện thi hành án
(07/09/2020)
Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án là một nội dung quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án(THA), tuy nhiên, một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn còn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.