Sign In

Cục THADS tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra năm 2022

23/05/2022

Cục THADS tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra năm 2022
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TCTHADS ngày 28/02/2022 của Tổng cục Thi hành án dân sự, Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-TCTHADS ngày 25/01/2022 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa. Các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Thanh Hóa đã nghiêm túc triển khai công tác tự kiểm tra.
Cục THADS tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 231/CTHADS-GQKNTC ngày 23/3/2022 về việc triển khai tự kiểm tra công tác thi hành án dân sự năm 2022. Trong đó, nội dung yêu cầu các Các Chi cục THADS tự tiến hành kiểm tra toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị năm 2022, kỳ kiểm tra: Từ 01/4/2021 đến 30/3/2022.
Cục THADS tỉnh Thanh Hóa và 27/27 Chi cục Thi hành án dân sự trong toàn tỉnh đã tiến hành tự kiểm tra và ban hành Kết luận kiểm tra toàn diện công tác THADS năm 2022. Các Kết luận kiểm tra chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong các mặt công tác như: Công tác nghiệp vụ, tài chính kế toán, tổ chức cán bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác văn phòng và các mặt công tác khác; chỉ ra nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những tồn tại hạn chế, xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị, của cá nhân; từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2022.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác tự kiểm tra vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần khắc phục: Có nhiều đơn vị không tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt công tác theo yêu cầu mà chỉ thực hiện kiểm tra về công tác nghiệp vụ, hồ sơ thi hành án. Ví dụ: Chi cục THADS huyện Nông Cống, Hà Trung, Triệu Sơn, Nga Sơn, Thường Xuân…; Một số đơn vị Kết luận tự kiểm tra không nêu số liệu cụ thể thông qua việc tự kiểm tra mà chỉ đánh giá chung chung về kết quả tự kiểm tra. Ví dụ: Chi cục THADS thị xã Bỉm Sơn, huyện Quan Sơn, Lang Chánh, Đông Sơn…; Có đơn vị xác định kỳ tự kiểm tra không đúng yêu cầu (theo yêu cầu thì kỳ kiểm tra là từ 01/4/2021 đến 31/3/2022). Ví dụ: Chi cục THADS thành phố Thanh Hóa xác định kỳ tự kiểm tra là từ 01/10/2021 đến 31/3/2022; Một số Kết luận tự kiểm tra của các đơn vị chưa đưa ra được nhiều các giải pháp, kiến nghị để khắc phục tồn tại hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác được kiểm tra. Số lượng và thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra được đảm bảo nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế: Một số Chi cục trưởng chưa đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của công tác tự kiểm tra trong lãnh đạo quản lý nên chưa thực sự chú trọng đến công tác này. Vẫn có đơn vị triển khai mang tính chất đối phó để có số liệu báo cáo theo yêu cầu; Công tác tự kiểm tra là nhiệm vụ mới, văn bản và biểu mẫu của công tác tự kiểm tra trong THADS mới được quy định tại Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-TCTHADS ngày 03/3/2021 của Tổng cục THADS nên các đơn vị còn lúng túng trong việc triển khai, áp dụng thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tự kiểm tra; Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu và trực tiếp tiến hành việc tự kiểm tra số lượng ít, trình độ chuyên môn không đồng đều, kinh nghiệm kiểm tra hạn chế, chưa kịp thời cập nhật, áp dụng các văn bản pháp luật mới trong quá trình thực hiện tự kiểm tra.
Kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra: Đề nghị các cấp có thẩm quyền tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật phục vụ công tác kiểm tra, tự kiểm tra; Cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác tự kiểm tra trong hệ thống các cơ quan THADS. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, xem công tác tự kiểm tra là một nội dung quan trọng để phục vụ cho việc lãnh đạo, quản lý; Các cơ quan THADS cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác tự kiểm tra từ công tác chuẩn bị đến triển khai kiểm tra, kết luận kiểm tra để công tác tự kiểm tra thật sự có chất lượng, hiệu quả; Việc tự kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện, công khai, minh bạch, dân chủ, chặt chẽ, lấy phòng ngừa là chính để chấn chỉnh, kịp thời phát hiện và khắc phục sai phạm ngay từ cơ sở; Các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các Kết luận tự kiểm tra, chú trọng việc phúc tra thực hiện các Kết luận tự kiểm tra.
Tin bài: Hồng Hạnh, Phó Trưởng phòng Kiểm tra và giải quyết KNTC

Các tin đã đưa ngày: