Trường Dục Thanh, nơi cách đây hơn 100 năm, Bác Hồ đã dừng chân dạy học, mở đầu sự nghiệp trồng người, nay đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Bình Thuận nói riêng mà của cả nước nói chung, Trường Dục Thanh là một điểm đến hết sức ý nghĩa đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.
Bí thư Chi bộ Nguyễn Hoàng Vân trển khai nội dung Sinh hoạt chuyên đề " Xây dựng đảng"
theo Chỉ Thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ
Tháng 9-1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh. Tham gia giảng dạy trong trường có bảy thầy giáo, trẻ nhất là thầy giáo Nguyễn Tất Thành. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành có phương pháp giảng dạy rất mới, rất tiến bộ. Thầy truyền đạt cho học sinh không chỉ kiến thức mà còn khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương con người. Tháng 2-1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Trường Dục Thanh vào Sài Gòn. Rồi sau đó, ngày 5-6-1911, từ Bến Nhà Rồng, Người đã lên tàu ra đi tìm đường cứu nước.
Tại đây, các đồng chí đảng uỷ viên, lãnh đạo Cục và các đồng chí đảng viên trong Chi bộ đã thắp nén nhang bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì hòa bình và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới.
Mỗi đảng viên, công chức, người lao động Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 1 luôn xác định phải thực hiện tốt việc nêu gương trên các lĩnh vực, đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, nhận thức sâu sắc và kỹ hơn, thể hiện rõ nét hơn trong cách cư xử, trong lời nói, việc làm, thường xuyên rèn luyện tác phong, phong cách, phẩm chất người đảng viên, công chức nhà nước, nhận thức được ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, vận dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị bằng cách việc làm thiết thực hàng ngày.