Sign In

Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới

21/02/2023

Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới, theo chức năng, nhiệm vụ được giao Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch thực hiện
Với mục đích và yêu cầu thực hiện: Triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) trong các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh; từ đó công chức, người lao động nhận thức rõ công tác PCCC và CNCH là quan trọng để nâng cao hơn ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn có thể xẩy ra tại cơ quan, cũng như tại nơi cư trú. Bám sát các nội dung theo quy định tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang để triển khai thực hiện; Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; mỗi cá nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC&CNCH, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ.

Theo đó kế hoạch tập trung vào những nội dung sau: (1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; lãnh đạo các đơn vị tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội; Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 02- KL/TW và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC và CNCH; Công văn số 319/TB-VPCP ngày 05/10/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công tác PCCC và sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC tới toàn thể công chức, người lao động thuộc phạm vi mình quản lý, triển khai đồng bộ bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác PCCC&CNCH. (2) Công tác triển khai thực hiện; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH gắn với xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cá nhân đối với công tác PCCC và CNCH; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; vận động công chức, người lao động cài đặt ứng dụng báo cháy “App 114 và quan tâm tài khoản Zalo “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH”.; Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định công tác PCCC và CNCH là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong quá trình hoạt động của cơ quan; Thường xuyên tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH (khi có yêu cầu). Chú trọng xây dựng phương án PCCC và CNCH tại cơ sở khi có sự thay đổi về quy định của pháp luật và khi xét thấy cần thiết; Khi có sự thay đổi về nhân sự, kịp thời củng cố, kiện toàn về nhân lực; đảm bảo cơ sở vật chất cho Đội PCCC và CNCH cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Định kỳ Đội PCCC và CNCH cơ sở tham gia tập huấn, diễn tập, thực tập các tình huống trong phương án đã được phê duyệt, qua đó xử lý các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn, bảo đảm xử lý cơ động, kịp thời, hiệu quả theo đúng phương châm “4 tại chỗ”; Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ, loại bỏ những yếu tố, điều kiện phát sinh cháy, nổ, nhất là tại các điểm có nguy cơ cháy, nổ cao tại cơ quan; Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời, sơ hở, bất cập trong công tác PCCC và CNCH tại Cục và các Chi cục. Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC và CNCH tại cơ quan; chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan; Hằng năm tự tổ chức đánh giá việc thực hiện công tác PCCC và CNCH gắn với sơ kết, tổng kết hoạt động của cơ quan, xây dựng kế hoạch tự tập huấn phương án, báo cáo về công tác PCCC&CNCH theo quy định; Các Chi cục Thi hành án dân sự định kỳ rà soát, phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức huấn luyện cho Đội PCCC và CNCH cơ sở để cấp Giấy chứng nhận về PCCC theo quy định. (3) Để Tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả các phòng chuyên môn thuộc Cục, Chi cục THADS các huyện, thành phố quán triệt, tổ chức triển khai kế hoạch này đến các công chức, người lao động trong đơn vị; Đội PCCC và CNCH cơ sở của Cục và các Chi cục THADS cấp huyện tham mưu với lãnh đạo đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này và các nhiệm vụ đột xuất khác khi có sự việc xảy ra.
 
Văn phòng Cục thi hành án dân sự

Các tin khác
Các tin đã đưa ngày: