Sign In

Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và một số điểm mới trong quy định về xác minh điều kiện thi hành án (14/05/2020)

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những bước tác nghiệp quan trọng của Chấp hành viên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) có những quy định sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Xác minh điều kiện thi hành án - Dưới góc độ chức trách, nhiệm vụ của Chấp hành viên (21/04/2020)

Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, được Chấp hành viên thực hiện để thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của người phải thi hành án và các thông tin khác có liên quan làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành án.Ý nghĩa quan trọng của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án thể hiện ở chỗ kết quả xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ mang tính chất quyết định cho các tác nghiệp tiếp theo cũng như quyết định kết quả tổ chức thi hành án, là cơ sở để  xem xét ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, hoặc ra các quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định.

Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án và một số vấn đề cần hoàn thiện (25/03/2020)

Một trong những yêu cầu quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người mua, nhận tài sản thi hành án đó là việc thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án. Nhằm bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng của người mua/nhận tài sản thi hành án, pháp luật  Thi hành án dân sự , pháp luật Đất đai đã có các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề này.

Một số ý kiến trao đổi về “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự”: những vướng mắc, bất cập và đề xuất hướng giải quyết (24/03/2020)

Khi một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực được thi hành sẽ không chỉ có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án và còn ảnh hưởng, tác động đến cả người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và trong nhiều trường hợp, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự, cũng như quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn còn có những vướng mắc, bất cập nhất định.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP về ra quyết định thi hành án (23/03/2020)

Ngày 17/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 33/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS. Trong đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc ra quyết định thi hành án, cụ thể:

Một số điểm mới của Thông tư số 06/2019/TT-BTP quy định Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính (21/02/2020)

Thống kê thi hành án dân sự là một trong những công cụ quan trọng phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền. Kết quả thống kê thi hành án dân sự là nguồn thông tin, dữ liệu chủ yếu, tổng hợp, phản ánh toàn diện kết quả hoạt động tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.

Vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự (24/07/2019)

Việc tạm hoãn xuất cảnh của người phải thi hành án được quy định tại Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thi hành án dân sự (THADS). Trên thực tế, việc áp dụng quy định này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác thi hành án dân sự.

MỘT SỐ Ý KIẾN BÀN VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (18/07/2019)

Công tác Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình bảo vệ quyền lợi dân sự, các Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành một cách nghiêm minh và đúng pháp luật, tạo sự công bằng trong xã hội, góp phần giữ vững an toàn trật tự, ổn định an ninh chính trị.

Thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án: Trách nhiệm của Chấp hành viên? (11/04/2019)

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định bổ sung một số quyền và trách nhiệm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Một trong số đó là trách nhiệm “thông báo cho những người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án để yêu cầu thi hành án”. quy định tại ....... Tuy nhiên, trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần có hướng giải quyết, cụ thể:

Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên theo gương Bác (19/03/2018)

Phong cách làm việc và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với tư tưởng, đạo đức, mục đích sống của Người, vừa cao cả vừa thiết thực, thể hiện trên mọi lĩnh vực sống và làm việc của Người, là tấm gương sáng cho mọi người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Phong cách làm việc của Người với những đặc điểm quan trọng như: Phong cách dân chủ, quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động và sáng tạo. Đó là những bài học quý báu đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là khi Đảng, Nhà nước đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Các tin đã đưa ngày: