Sign In
Cổng thông tin điện tử THADS
Trang chủ
Giới thiệu
Chức năng, nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức
Tin tức
Tin hoạt động
Nghiên cứu trao đổi
Thông tin khác
Thư điện tử
Đăng nhập
Trang chủ
»
Tin tức
»
Nghiên cứu trao đổi
Bàn về vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự
15/12/2020
“Người chứng kiến”, “Người làm chứng” là chủ thể quan trọng được nhắc đến trong các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, nhiều trường hợp là thành phần không thể thiếu giúp cho quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự của Chấp hành viên được tiến hành một cách khách quan, đúng
thủ tục
pháp luật. Tuy nhiên hiện nay từ cơ sở lý luận đến thực tiễn, liên quan đến vấn đề “Người chứng kiến”, “Người làm chứng” trong thi hành án dân sự vẫn còn có nhiều vướng mắc, khó khăn.
1. Về cơ sở lý luận:
Luật Thi hành án dân sự có đưa ra hai khái niệm “Người chứng kiến” và “Người làm chứng” tại một số Điều luật cụ thể:
- Khoản 2 Điều 40 Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân:
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của
người chứng kiến
và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
- Khoản 2 Điều 42 Luật Thi hành án dân sự về Niêm yết công khai:
Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
b) Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của
người chứng kiến
.
- Khoản 3 Điều 58 Luật Thi hành án dân sựvề bảo quản tài sản thi hành án:
Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản,
người làm chứng, nếu có
; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
-
Khoản 3 Điều 68 Luật Thi hành án dân sựvề tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự:
Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của
người làm chứng
. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ.
-
Điều 88 Luật Thi hành án dân sựvề thực hiện việc kê biên:
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng
phải mời người làm chứng
và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản,
người làm chứng
và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền,
người làm chứng
, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
…
Có thể thấy theo các Điều luật trên thì sự có mặt của người làm chứng, người chứng kiến trong một số trường hợp là bắt buộc phải có để đảm bảo cho trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được đúng quy định. Tuy nhiên Luật Thi hành án dân sự dân sự không định nghĩa rõ về hai khái niệm người làm chứng, người chứng kiến như ở Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến
nguồn tin về tội phạm
, về vụ án và được cơ quan có
thẩm quyền
tiến hành tố tụng triệu tập đến (Điều 66 BLTTHS 2015); Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này (Điều 67 BLTTHS 2015) hay ở Bộ luật tố dụng dân sự 2015: Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng (Điều 78 BLTTDS 2015).
Từ những trường hợp quy định đã viện dẫn ở trên có thể thấy, khái niệm người chứng kiến đưa ra trong quá trình thực hiện thủ tục về thông báo thi hành án dân sự, khái niệm người làm chứng được đưa ra trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự. Về bản chất, người chứng kiến hay người làm chứng trong các quy định trên đều có vai trò là những người được Chấp hành viên, người thực hiện thông báo về thi hành án dân sự mời tham gia chứng kiến việc tiến hành trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự. Do vậy thiết nghĩ việc đưa ra 2 khái niệm người làm chứng và người chứng kiến trong thi hành án dân sự là không cần thiết, dễ gây khó hiểu, phức tạp quá trình thực hiện thủ tục về thi hành án dân sự.
Trong các biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp cũng có sự không đồng nhất với các quy định của Luật Thi hành án dân sự. Ví dụ: Theo Điều 42 Luật Thi hành án dân sự khi thực hiện việc niêm yết công khai, biên bản niêm yết có chữ ký của người chứng kiến nhưng trong biểu mẫu thì lại ghi người làm chứng. Hay theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự về thực hiện việc kê biên, biên bản kê biên có chữ ký người làm chứng nhưng trong biểu mẫu thì lại ghi là người chứng kiến.
Quan điểm cá nhân tác giả bài viết đề xuất chỉ nên dùng khái niệm người chứng kiến cho đúng với bản chất vai trò và nên đưa vào quy định tại Điều 3 Luật Thi hành án dân sự về giải thích từ ngữ:
“Người chứng kiến trong thi hành án dân sự là người được Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự mời tham gia chứng kiến việc tiến hành trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự”.
2. Khó khăn và kinh nghiệm trong thực tiễn
Trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự, rất nhiều trường hợp Chấp hành viên gặp khó khăn trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục vì không phải trường hợp nào cũng mời được người làm chứng, người chứng kiến cùng tham gia. Các trường hợp phải mời người làm chứng, người chứng kiến là khi không thực hiện được thủ tục thông báo trực tiếp do người phải thi hành án từ chối không nhận văn bản thông báo, phải niêm yết công khai văn bản thông báo, phải thực hiện việc cưỡng chế thi hành… Những trường hợp này người phải thi hành án đều có thái độ chống đối việc thi hành án, có nhiều đối tượng còn phản ứng gay gắt. Nhiều trường hợp khi Chấp hành viên mời những người hàng xóm hay người xung quanh nơi cư trú của người phải thi hành án tham gia chứng kiến thì họ đều từ chối vì tâm lý ngại va chạm, không muốn mất thời gian, không muốn
dính dáng đến việc thi hành án, không muốn tạo quan hệ căng thẳng với người phải thi hành án.
Trên thực tế, khi thực hiện cưỡng chế thi hành án thì phải lên kế hoạch và mời nhiều cơ quan ban ngành cùng tham gia nên việc mời người chứng kiến, người chứng kiến có thể dễ hơn. Khi tiến hành các trình tự, thủ tục về thông báo thi hành án dân sự thì kinh nghiệm thường mời đại diện tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm nơi người phải thi hành án dân sự cư trú tham gia; có nhiều trường hợp mời cán bộ tư pháp hoặc liên hệ cảnh sát khu vực cùng tham gia với tư cách người chứng kiến. Do vậy Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự cần phải linh hoạt, khéo léo, luôn giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự được tiến hành một cách khách quan, đúng
thủ tục
pháp luật. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có kỹ năng ghi biên bản. Khi đi giải quyết việc thi hành án tại cơ sở, Chấp hành viên, người làm công tác thi hành án dân sự có kỹ năng ghi biên bản tốt sẽ giúp việc thi hành án được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn; không gây mất thời gian cho những người tham gia phối hợp, chứng kiến việc thi hành án.
Cao Văn Đức
In bài viết
Gửi Email
Các tin khác
Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự
(15/12/2020)
Nghĩa vụ dấn sự liên đới và một số bất cập từ thực tiễn thi hành
(11/11/2020)
Xử lý tài sản tươi sống, mau hỏng trong thi hành án dân sự
(30/12/2019)
Hoàn thiện quy định về trích lục hồ sơ thi hành án
(02/12/2019)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ
(02/10/2019)
ÁP DỤNG ĐIỀU 81 LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ THANH TOÁN DO TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN QUẢN LÝ
(31/07/2019)
Bàn về việc phân chia tài sản chung vợ chồng là cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp tư nhân hoặc tài sản của doanh nghiệp tư nhân trong thi hành án dân sự.
(11/03/2019)
Xác minh điều kiện thi hành án – Một số bất cập từ thực tiễn
(08/03/2019)
Hoàn thiện quy định về kết thúc việc thi hành án
(08/03/2019)
Khó khăn, vướng mắc điển hình trong việc thi hành một số bản án vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng lớn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
(31/08/2018)
Các tin đã đưa ngày:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
search
Thông báo
Thông báo bán đấu giá tài sản
Thông báo thay đổi địa điểm tổ chức thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự năm 2021
Thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự năm 2021
Lịch phân công Lãnh đạo Cục tiếp dân tháng 06/2022
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính 6 tháng đầu năm 2022
Thông báo số tài khoản của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại cuộc họp giao ban tháng 03 năm 2022
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại cuộc họp tập thể Lãnh đạo chủ chốt về một số nhiệm vụ công tác trước, trong và sau Tết nguyên đán
Quyết định về việc công bố công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của Cục THADS thành phố Hà Nội
Thông báo về việc đăng ký danh sách cung cấp dịch vụ thẩm định giá, đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại Hội nghị triển khai công tác đầu năm và Phát động thi đua năm 2022
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại cuộc họp giao ban tháng 01 năm 2022
Thông báo về việc chuyển trụ sở làm việc của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại cuộc họp giao ban công tác tháng 12 năm 2021
Thông báo kết quả kiểm tra công vụ đột xuất tại Chi cục THADS quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
Thông báo về việc cung cấp thông tin Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục THADS thành phố Hà Nội
Thông báo kết quả kiểm tra công vụ tại Chi cục THADS quận Hà Đông
Thông báo Kết luận của Cục trưởng Phạm Văn Dũng tại cuộc họp giao ban công tác tháng 11 năm 2021
Thông báo kết quả kiểm tra công vụ đột xuất tại Chi cục THADS quận Hoàn Kiếm và tại Cục THADS
Thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2021
Thông báo về việc giới thiệu chức danh và chữ ký Cục trưởng Cục THADS thành phố Hà Nội
V/v phòng chống dịch Covid-19
Quyết định về việc tặng Giấy khen cho tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua cao điểm thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính lập thành tích chào mựng 74 năm ngày Truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2020)
Kế hoạch phát động phong trào thi đua các cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội năm 2020
Chi cục THADS TX Sơn Tây thông báo bán đấu giá số 597/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thông báo về việc thay đổi địa điểm tổ chức buổi công bố giá số 753/TB-THADS ngày 27/06/2022
Chi cục THADS quận Hà thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá số 1763-28/6/2022
Chi cục THADS Ba Đình thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá số 623/TB-CCTHADS ngày 28/6/2022
Chi cục THADS quận Đống Đa thông báo số 1685/TB-CCTHADS và thông báo số 1686/TB-CCTHADS ngày 28/6/2022 về bán đấu giá tài sản.
Chi cục THADS quận Hoàn Kiếm thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá số 317/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục THADS quận Ba Đình thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá số 613/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục THADS quận Ba Đình thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá số 613/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Xuân thông báo bán đấu giá thành số 538/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục THADS quận Tây HồThông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá số 640/TB-CCTHADS ngày 27/6/2022
Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Xuân thông báo bán đấu giá tài sản số 536/TB-CCTHADS ngày 24/6/2022
Thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá - CHV Đỗ Hồng Anh - THADS quận Nam Từ Liêm
Chi cục THADS quận HÀ Đông lựa chọn tổ chức đấu giá 1747/TB-CCTHADS ngày 24/6/2022
Chi cục thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội thông báo về việc bán đấu giá tài sản số 832/TB - CCTHADS ngày 22/6/2022
Chi cục THADS quận Hà Đông thông báo bán đấu giá số 1592/7.6.2022
Chi cục THADS quận Đống Đa Thông báo về việc BĐG số 1584/TB-CCTHADS ngày 14/6/2022 và thông báo số 1583/TB-CCTHADS ngày 14/6/2022
Chi cục THADS huyện Phú Xuyên Thông báo V/v đấu giá tài sản thi hành án số 501/TB-THADS ngày 14/06/2022
Chi cục thi hành án dân sự huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội thông báo về việc bán đấu giá tài sản số 705/TB-THADS ngày 13/06/2022
Chi cục thi hành án dân sự huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội thông báo về việc bán đấu giá tài sản số 704/TB-THADS ngày 13/06/2022
Chi cục thi hành án dân sự huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội thông báo về việc bán đấu giá tài sản số 697/Tb-THADS ngày 10/06/2022
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thạch Thất thông báo bán đấu giá tài sản số 707/TB-CCTHADS ngày 14/6/2022
Chi cục THADS huyện Phú Xuyên Thông báo V/v đấu giá tài sản số 484/TB-THADS ngày 13/06/2022
Chi cục Thi hành án dân sự quận Đông Đa thông báo về việc bán đấu giá tài sản số 1468/TB-CCTHADS ngày 31/5/2022
Thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản số 252/TB-CCTHADS ngày 09/02/2018 của Chi cục THADS quận Long Biên
Đường dây nóng
Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại & Tố cáo: 02433.561.564
Văn phòng: 02433.598.426
Album ảnh
Video
Ảnh Cục 2022 8
Ảnh Cục 2022 7
Ảnh Cục 2022 6
Ảnh Cục 2022 5
Ảnh Cục 2022 4
Ảnh Cục 2022 3
Ảnh Cục 2022 2
Ảnh Cục 2022
Hội thi Chấp hành viên giỏi lần thứ nhất Khu vực Đồng bằng Bắc bộ
Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội Mít tinh kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2015)
Hội thi tiếng hát ngành Tư pháp lần thứ III2
Hội thi tiếng hát ngành Tư pháp lần thứ III1
Hội thi tiếng hát ngành Tư pháp lần thứ III
prev2
next2
Xem thêm »
Đ/c Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thăm và làm việc tại Cục THADS TP Hà Nội
Liên kết website
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Tổng cục Thi hành án
Hệ thống văn bản pháp luật quốc gia
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội