Sign In

Gần 80% doanh nghiệp được điều tra nhận định “Phán quyết của Toà án được thi hành nhanh chóng” (03/06/2021)

Gần 80% doanh nghiệp được điều tra nhận định “Phán quyết của Toà án được thi hành nhanh chóng”(ĐCSVN) - Đây là chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với công tác thi hành án dân sự theo số liệu điều tra tại 63 tỉnh, thành trong cả nước.
 

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 (PCI). Trong đó, công tác thi hành án dân sự được đánh giá đạt chỉ số 79,1% -  tăng16,3% so với năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ 2016.
Báo cáo PCI năm 2020 được thực hiện vào năm cuối của nhiệm kỳ của Chính phủ, vì vậy ngoài việc đánh giá kết quả hoạt động và chất lượng điều hành của chính quyền địa phương năm 2020, báo cáo còn so sánh, đánh giá kết quả đạt được của cả giai đoạn 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. Các phân tích trong PCI 2020 dựa trên 7 bộ dữ liệu là số liệu thu thập được từ việc điều tra tại 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Thi hành án về việc và tiền đều tăng
Theo kết quả nghiên cứu của Báo cáo, công tác Thi hành án dân sự được đánh giá tại mục Thiết chế pháp lý. Đây là mục đánh giá về chất lượng giải quyết  các vụ việc thông qua tòa án và tình tình an ninh trật tự tại các địa phương. Theo đó, Báo cáo nêu rõ: “79,1% doanh nghiệp cho biết: Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng trong điều tra 2020, tăng so với 62,8% của năm 2016”.
Qua kết quả của PCI cho thấy sự chuyển động tích cực của công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến nay. Cụ thể, tăng 16,3% so với năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ 2016. Điều này đã phản ánh sự nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận của Hệ thống Thi hành án dân sự trong nhiệm kỳ qua dưới góc nhìn và đánh giá của doanh nghiệp.
   
Có thể nói, kết quả đánh giá về công tác thi hành án dân sự theo Báo cáo PCI là chính xác và khách quan. Điều này đã được thể hiện qua kết quả thực tế và được công bố chính thức tại các Báo cáo hàng năm của Chính phủ  trước Quốc hội. Trong suốt nhiệm kỳ qua, kết quả thi hành án về việc và tiền đều tăng cả về tỷ lệ % và giá trị thi hành tuyệt đối; kết quả thi hành án về việc và về tiền đạt được năm luôn sau cao hơn năm trước.
Theo số liệu tại các Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội: năm 2016, thi hành xong trên 29 nghìn tỷ đồng (đạt tỷ lệ 33,74%); năm 2017, thi hành xong trên 35 nghìn tỷ đồng (đạt 38,31%); năm 2018, thi hành xong trên 34 nghìn tỷ (đạt 38,35%); đặc biệt từ năm 2019 đến năm 2020 số thi hành xong tăng mạnh. Nếu như năm 2019, thi hành xong gần 53 nghìn tỷ đồng (đạt 35,46%) thì năm 2020 đã thi hành xong gần 54 nghìn tỷ đồng (đạt 40,10%).  Các kết quả này cũng đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hàng năm đánh giá đồng tình qua các Báo cáo thẩm tra về công tác thi hành án của Chính phủ.
Nhìn lại kết quả của cả nhiệm kỳ 5 năm (2016-2020), số việc và tiền thi hành xong năm sau luôn cao hơn năm trước; nhiệm kỳ này cũng cao hơn nhiệm kỳ trước. Về việc, các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 2,8 triệu việc (tăng 20,33% so với nhiệm kỳ trước); về tiền thu được số tiền hơn 205 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với nhiệm kỳ trước). Riêng năm 2020, số tiền thi hành xong tăng trên 24 nghìn tỷ đồng (tăng 84,82% về tiền) so với năm 2016.
Đảm bảo bản án, quyết định của tòa án được thực thi nhanh chóng
Với kết quả nêu trên, công tác THADS trong những năm qua luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá biểu dương và ghi nhận, góp phần tích cực bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; giải phóng các nguồn lực kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Đặc biệt, về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, phát biểu kết luận tại  Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã nêu rõ: “Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực; việc kê biên, thu giữ tài sản trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được nâng lên rõ rệt (nếu như năm 2013, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì bình quân giai đoạn 2013 – 2020, đạt tỉ lệ 32,04%”.
Có thể thấy, những kết quả của công tác thi hành án dân sự thời gian qua theo đánh giá của PCI là đáng khích lệ, điều đó cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã luôn đồng hành, mong muốn và tiếp tục kỳ vọng công tác thi hành án dân sự có những cải cách mạnh mẽ và thực chất hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các tranh chấp; đảm bảo bản án, quyết định của tòa án liên quan đến doanh nghiệp được thực thi nhanh chóng, thuận lợi từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Năm 2021 là năm khởi đầu cho một nhiệm kỳ mới của chính quyền các cấp và việc “tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo” đã được xác định là một trong những đột phá về thể chế của Việt Nam trong 10 năm tới. Việc tiếp tục nâng cao kết quả công tác thi hành án dân sự sẽ  góp phần quan trọng vào việc thực hiện đột phá nhiệm vụ trên, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và năng động của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo. Vy Anh
 https://dangcongsan.vn/

 

In bài viếtIn bài viết

Những bước chuyển mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự (03/06/2021)

Những bước chuyển mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự
(Chinhphu.vn) - Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, công tác thi hành án dân sự (THADS) được đánh giá đạt chỉ số 79,1%, tăng 16,3% so với năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ 2016. Đây là chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với công tác THADS theo số liệu điều tra tại 63 tỉnh, thành phố. Tỉ lệ thi hành án dân sự tăng dần hằng năm           Theo kết quả nghiên cứu của Báo cáo về PCI công bố vừa qua, công tác THADS được đánh giá tại mục Thiết chế pháp lý (là mục đánh giá về chất lượng giải quyết các vụ việc thông qua tòa án và tình tình an ninh trật tự tại các địa phương), theo đó “79,1% doanh nghiệp cho biết: Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng trong khảo sát năm 2020, tăng so với 62,8% của năm 2016”.
          Qua kết quả của PCI cho thấy sự chuyển động tích cực của công tác THADS trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến nay. Cụ thể, tăng 16,3% so với năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ 2016. Qua đó đã phản ánh sự nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận của Hệ thống THADS trong nhiệm kỳ qua dưới góc nhìn và đánh giá của doanh nghiệp.
          Tại các Báo cáo hằng năm của Chính phủ trước Quốc hội, trong suốt nhiệm kỳ qua, kết quả THADS về việc và tiền đều tăng cả về tỉ lệ phần trăm và giá trị thi hành tuyệt đối, năm sau luôn cao hơn năm trước.
          Theo số liệu tại các Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thì năm 2016, thi hành xong trên 29.000 tỷ đồng (đạt tỉ lệ 33,74%); năm 2017, thi hành xong trên 35.000 tỷ đồng (đạt 38,31%); năm 2018, thi hành xong trên 34.000 tỷ (đạt 38,35%). Đặc biệt từ năm 2019 đến năm 2020 số thi hành xong tăng mạnh. Nếu như năm 2019, thi hành xong gần 53.000 tỷ đồng (đạt 35,46%) thì năm 2020 đã thi hành xong gần 54.000 tỷ đồng (đạt 40,10%).  Các kết quả này cũng đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá hằng năm và đồng tình qua các Báo cáo thẩm tra về công tác THADS của Chính phủ.

Thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo nghị quyết Quốc hội
Trả lời Cổng TTĐT Chính phủ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết, công tác THADS tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Kết quả THADS năm sau cao hơn năm trước, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển KT-XH của đất nước và từng địa phương.
          Để hoàn thành công tác nặng nề này, ông Khôi cho rằng, cần củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức, chấp hành viên, nêu cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động này, gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong THADS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
          Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo thi hành án các vụ việc thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ án mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Tổ chức thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo Nghị quyết số 42/2019/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.
 
Nhìn lại kết quả của cả nhiệm kỳ 5 năm (2016-2020), số việc và tiền thi hành xong năm sau luôn cao hơn năm trước; nhiệm kỳ này cũng cao hơn nhiệm kỳ trước. Cụ thể, các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 2,8 triệu việc (tăng 20,33% so với nhiệm kỳ trước); về tiền đã thu được số tiền hơn 205.000 tỷ đồng (tăng 56% so với nhiệm kỳ trước). Riêng năm 2020, số tiền thi hành xong tăng trên 24.000 tỷ đồng (tăng 84,82% về tiền) so với năm 2016.
          Những kết quả của công tác THADS thời gian qua theo khảo sát của PCI là đáng khích lệ, điều đó cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã luôn đồng hành, mong muốn và tiếp tục kỳ vọng công tác THADS có những cải cách mạnh mẽ và thực chất hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các tranh chấp; đảm bảo bản án, quyết định của tòa án liên quan đến doanh nghiệp được thực thi nhanh chóng, thuận lợi từ đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
          Việc tiếp tục nâng cao kết quả công tác THADS sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đột phá nhiệm vụ trên, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và năng động của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo. Lê Sơn
Nguồn: https://m.baochinhphu.vn/

  In bài viết Các tin khác ·         Gần 80% doanh nghiệp được điều tra nhận định “Phán quyết của Toà án được thi hành nhanh chóng”
·         Giải cầu lông kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2019) của các cơ quan THADS tỉnh Bắc Giang
·         Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình tổ chức hoạt động thể thao kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2020)
·         Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh tri ân các cán bộ lão thành qua các thời kỳ
·         Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Truyền Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2019) và hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2019)
 
 
 

Bộ trưởng Lê Thành Long báo cáo về công tác thi hành án năm 2017 (07/11/2017)

Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2017.

Ban chỉ đạo THADS tỉnh họp thống nhất phương án xử lý các vụ việc thi hành án dân sự tồn đọng, khó khăn (21/03/2017)

Chiều ngày 20/03/2017, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp để thống nhất phương án xử lý các vụ việc thi hành án dân sự tồn đọng, khó khăn trên địa bàn.

Công tác văn phòng THADS cần làm tốt nhiệm vụ giúp lãnh đạo chỉ huy, tổ chức công việc cơ quan (28/10/2015)

Trong hai ngày 23, 24/10/2015, tại tỉnh Tuyên Quang, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn công tác văn phòng đối với Chánh Văn phòng các Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã đến dự và phát biểu khai mạc, chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Hữu Lượng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Mai Lương Khôi.

Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật (07/09/2015)

Vừa qua, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Hộ tịch và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự. Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND thị xã, các phòng, ban đơn vị trực thuộc UBND thị xã, đại diện lãnh đạo UBMTTQ và các đoàn thể, tổ báo cáo viên pháp luật thị xã; lãnh đạo các cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, Chi cục thi hành án dân sự thị xã; lãnh đạo UBND, công chức Tư pháp các phường, xã; Thôn trưởng, Tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn thị xã. Đồng chí Lê Văn Bình, Phó chủ tịch UBND thị xã đã dự và chỉ đạo Hội nghị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại Bộ Tư pháp về công tác Thi hành án dân sự (05/08/2015)

Chiều ngày 28/07, tại Bộ Tư pháp, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về công tác Thi hành án dân sự.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tư pháp (03/08/2015)

Ngày 15/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đồng chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2015. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Tăng lương tối thiểu năm 2016 sẽ ở mức nào? (30/06/2015)

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Mức tăng sẽ do Hội đồng tiền lương quyết định vào tháng 10 năm nay.
Các tin đã đưa ngày: