Những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành
(21/01/2019)
Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ là những văn bản quan trọng, tạo dựng một hành lang, khung khổ pháp lý vững chắc, ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc triển khai hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trên toàn quốc. Thời gian qua, kết quả công tác THADS đã được ghi nhận, đã và đang góp phần tích cực vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích phong trào khởi nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự, cũng như Nghị định số 62 đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cần được nhận diện, đánh giá, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống các quy định pháp luật về thi hành án dân sự; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác THADS; đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Một số nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự
(30/08/2018)
Thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Trong 10 tháng năm 2018, cùng với việc tăng cường vận động, thuyết phục đương sự, các cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 7.712 trường hợp, giảm 1.327 trường hợp (14,68%) so với cùng kỳ năm 2017. Trong số các trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án, có 4.119 trường hợp cưỡng chế không huy động lực lượng (giảm 625 trường hợp so với cùng kỳ) và 3.506 trường hợp cưỡng chế có huy động lực lượng (giảm 724 trường hợp so với cùng kỳ), trong đó có 687 trường hợp đương sự đã tự nguyện thi hành án (giảm 352 trường hợp so với cùng kỳ, giảm 33,88%)[1]. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế trong cưỡng chế thi hành án dân sự bởi nhiều nguyên nhân.
Hệ thống Thi hành án dân sự tiếp tục tinh giản 750 biên chế trong giai đoạn 2017-2021
(24/07/2018)
Ngày 24/01/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương giai đoạn 2015-2021 với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, thu hút những người có đức, có tài vào làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, giảm chi thường xuyên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, của Bộ, Ngành Tư pháp và thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ. Đặc biệt, Đề án đã xác định mục tiêu tinh giản cụ thể là số lượng biên chế công chức giảm tối thiểu của 05 năm (2017 - 2021) là 750 biên chế. Về lộ trình, từ năm 2017 đến năm 2021, mỗi năm sẽ tinh giản 150 trường hợp.
Kê biên nhà ở trên đất của người khác để thi hành án - Một số vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn
(22/01/2018)
Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, trong đó có nhà ở (sau đây gọi tắt là kê biên nhà ở) là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Đây là biện pháp cưỡng chế rất phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải áp dụng trong thực tiễn thi hành án dân sự.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong hoạt động thi hành án dân sự năm 2018
(22/01/2018)
Công tác kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian qua luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2017 đã đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó có việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đặc biệt là cấp Chi cục, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành. Năm 2017, Tổng cục Thi hành án dân sự đã thực hiện nhiều đợt kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất đối với các Cục và Chi cục Thi hành án. Thông qua công tác kiểm tra nhiều vi phạm đã được phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời.
Vai trò của công tác kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự
(07/12/2017)
Công tác kiểm tra có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với Hệ thống thi hành án dân sự nói riêng. Để thực hiện hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra cần có sự quan tâm của tất cả các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương. Bài viết dưới đây sẽ nêu khái quát về vai trò, mục đích, đối tượng, nguyên tắc của công tác kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự và kết quả kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương trong thời gian qua.
Quy định pháp luật về phí thi hành án dân sự hiện nay ở Việt Nam và liên hệ một vài quy định quốc tế có liên quan
(07/12/2017)
Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Vấn đề thu phí thi hành án dân sự được quy định tại Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, (sau đây gọi tắt là Luật THADS), Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí (gọi tắt là Nghị định số 120/2016/NĐ-CP); Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS (Thông tư số 216/2016/TT-BTC).
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác minh, phân loại án
(07/12/2017)
Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra công tác thi hành án dân sự luôn được lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2017 đã đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó có việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đặc biệt là cấp Chi cục, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành. Bên cạnh đó, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Tư pháp đã kiến nghị các cơ quan thi hành án dân sự cần tiếp tục tập trung khắc phục những vi phạm, sai sót, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những sai sót, vi phạm đã kéo dài như vi phạm trong công tác xác minh điều kiện thi hành án, hạn chế các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, nâng cao kỷ luật kỷ cương chấp hành bản án hành chính, tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành bản án.