Cơ quan thi hành án dân sự cần thường xuyên cập nhật thông tin về các tổ chức thẩm định giá và Thẩm định viên
Thực hiện Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi năm 2014), sau khi kê biên tài sản, Chấp hành viên phải ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản kê biên trước khi tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, trong thời gian qua, còn xảy ra một số sai sót khá cơ bản trong quá trình thẩm định giá làm kéo dài thời gian thi hành án, đặc biệt là còn trình trạng Chấp hành viên thiếu thông tin, thiếu kiến thức hoặc nhầm lẫn khi ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá, với Thẩm định viên về giá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Chính vì vậy, Nghị quyết số 31-NQ/BCS của Ban cán sự ngày 05/4/2018 vừa qua của Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo các nhiệm vụ trọng tâm của công tác THADS, thi hành án hành chính cũng đã yêu cầu tăng cường công tác thông tin, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về thẩm định giá cho đội ngũ công chức THADS.
Khu vực thi đua Khối cơ quan Tư pháp các tỉnh miền núi phía Bắc: Tổ chức Hội nghị phát động phong trào và ký kết giao ước thi đua năm 2018
Sáng ngày 09/3/2018 tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Khu vực thi đua Khối cơ quan Tư pháp các tỉnh miền núi phía Bắc đã tổ chức Hội nghị phát động phong trào và ký kết giao ước thi đua năm 2018. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phùng Huy Thuận, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Văn Lực – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS. Cùng chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Duy Hiển, Trưởng Khu vực thi đua - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên và 02 Phó Trưởng Khu vực thi đua: Đổng chí Đỗ Xuân Vang, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang; đồng chí Nguyễn Ngọc Hải, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo và công chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự thuộc Khu vực thi đua cùng phóng viên Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn và cơ quan Thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc đến dự và đưa tin về Hội nghị.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thẩm định tài sản bảo đảm
Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng năm 2018, góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng trong thời gian tới, ngày 23/02/2018, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến đã ký văn bản số 1114/NHNN-PC yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện các nội dung tại Công văn số 1099/NHNN-PC ngày 27/02/2017 của Ngân hàng Nhà nước về triển khai công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp số 01/QCLN/NHNNVN-BTP giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chặt chẽ khâu thẩm định tài sản bảo đảm trong quá trình cho vay, phối hợp hiệu quả với các cơ quan thi hành án dân sự trong tổ chức thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, kịp thời cung cấp thông tin về tài khoản, nghiêm túc thực hiện các quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản theo quy định của pháp luật.
Một số nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính cần tập trung thực hiện giai đoạn 2018 - 2021
Trong giai đoạn 2018 - 2021, đất nước ta sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, hội nhập quốc tế, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, an toàn, thuận lợi. Công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính tiếp tục gắn liền với yêu cầu xây dựng nền tư pháp nhân dân và quan điểm của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 về xây dựng Chính phủ “kiến tạo, phát triển, liêm chính và phục vụ”.
Yêu cầu tập trung thi hành dứt điểm các bản án, quyết định hành chính còn tồn đọng
Tính đến ngày 30/11/2017, tổng số bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật và người phải thi hành án là các cơ quan nhà nước là 361 bản án, quyết định. Số bản án, quyết định có vi phạm nghĩa vụ tự nguyện thi hành án và Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền phải ban hành quyết định buộc thi hành án là 70 việc. Kết quả, thi hành xong 295 việc (đạt 82%), chưa thi hành xong 66 việc (chiếm 18%). Các khiếu kiện hành chính tập trung nhiều ở một số tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Long An, tỉnh Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Tiền Giang và chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đất đai liên quan đến các quyết định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các quyết định giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại về đất đai (75%). Trong tổng số 66 vụ việc chưa thi hành xong, có 28 vụ việc bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực trong năm 2017, 14 vụ việc bản án, quyết định có hiệu lực trong năm 2016, 24 vụ việc còn lại là các bản án, quyết định có hiệu lực từ năm 2015 trở về trước.