Tăng cường cải cách hành chính trong Thi hành án dân sự
Căn cứ vào tính chất, yêu cầu của công tác cải cách hành chính (CCHC) đối với từng giai đoạn, Tổng cục THADS luôn quan tâm xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC để kịp thời triển khai các nhiệm vụ CCHC trong toàn hệ thống. Nhờ đó, công tác CCHC cơ bản đã được triển khai đồng bộ, toàn diện trên các mặt công tác, bảo đảm phù hợp với thực tiễn yêu cầu và đặc thù của các cơ quan, đơn vị.
Một số nội dung cần tiếp tục cải cách tư pháp trong công tác thi hành án
Trong quá trình hình thành và phát triển 75 năm qua của Nhà nước ta, cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp trong công tác thi hành án, trong đó có công tác thi hành án dân sự đã được triển khai thực hiện đạt kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên cải cách tư pháp trong công tác thi hành án còn nhiều hạn chế, bất cập, vì thế cần tiếp tục thực hiện với một số nội dung sau đây:
Quy định và thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự lần đầu tiên được quy định ở nước ta tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Có thể nói đây là bước cải cách tư pháp tư pháp trong thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền được thi hành một cách triệt để và hiệu quả, quy định và thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự.
Công tác thi hành án dân sự, hành chính trước yêu cầu cải cách tư pháp từ năm 2006 đến nay
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các lĩnh vực của công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, công tác tư pháp nói chung, hoạt động thi hành án dân sự, hành chính nói riêng cần phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể bảo đảm thực hiện các mục tiêu mà Chiến lược đề ra.