Thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành án: Trách nhiệm của Chấp hành viên?

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định bổ sung một số quyền và trách nhiệm của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Một trong số đó là trách nhiệm “thông báo cho những người được thi hành án chưa có yêu cầu thi hành án để yêu cầu thi hành án”. quy định tại ....... Tuy nhiên, trong quá trình Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần có hướng giải quyết, cụ thể:

Một số vướng mắc trong công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước

Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ THADS cho người phải thi hành án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự . Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đã góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phải thi hành án. Các quy định của pháp luật về việc xét miễn, giảm trong thi hành án dân sự được thể hiện cụ thể tại các Điều 61, 62, 63,64 Luật  THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 và  Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, TAND tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Một số kiến nghị hoàn thiện Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) đã có những hướng dẫn cụ thể về thủ tục thi hành án dân sự( THADS); hệ thống tổ chức cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS,  Chấp hành viên; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS; việc thi tuyển, tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên; thẻ, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và người làm công tác THADS. Sau gần bốn năm thực hiện, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Bài viết dưới đây phân tích một số vấn đề còn bất cập liên quan đến quá trình thực hiện nghị định số 62/2015/NĐ-CP và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện.  

Rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án – Góc nhìn từ một số thủ tục

Một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay là việc rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng (trong đó có hoạt động thi hành án dân sự) từ 400 ngày xuống 300 ngày trong năm 2017 và dưới 200 ngày đến năm 2020.

Những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và  Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ là những văn bản quan trọng, tạo dựng một hành lang, khung khổ pháp lý vững chắc, ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc triển khai hoạt động thi hành án dân sự (THADS) trên toàn quốc. Thời gian qua, kết quả công tác THADS đã được ghi nhận, đã và đang góp phần tích cực vào việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích phong trào khởi nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự, cũng như Nghị định số 62 đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cần được nhận diện, đánh giá, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống các quy định pháp luật về thi hành án dân sự; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác THADS;  đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Một số vấn đề về thời hiệu yêu cầu thi hành án

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Nhằm đảm bảo tính ổn định của các quan hệ xã hội, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong hoạt động thi hành án, ngay từ Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993(Điều 21); Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004( Điều 25) đã có quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014( Luật THADS) thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án theo quy định của Luật THADS. Vấn đề thời hiệu yêu cầu thi hành án hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật THADS và Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS( Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).

Chuyển giao quyền nghĩa vụ thi hành án và một số vấn đề pháp lý liên quan

Chuyển giao quyền, nghĩa vụ dân sự là trường hợp người có quyền hoặc có nghĩa vụ không tự mình hưởng quyền hoặc tự mình thực hiện nghĩa vụ đã giao kết mà chuyển giao cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo cho việc  thi hành án được liên tục, hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (gọi tắt là Luật THADS) đã quy định cụ thể về vấn đề chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án. 

Một số vướng mắc khi ra quyết định thi hành án

Quyết định thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng, khởi động toàn bộ quá trình thi hành án. Việc ra quyết định thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS), Điều 6, Điều 7 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Thông tư số 01/2016/TT-BTP quy định về hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ THADS.

Có thực hiện việc xác minh đối với những việc chuyển vào số theo dõi riêng

Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã bỏ chế định “trả đơn yêu cầu thi hành án” thay vào đó Luật đã bổ sung một quy định mới đó là “việc chưa có điều kiện thi hành án”. Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ không ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án đối với những trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án mà vẫn tiếp tục quản lý đối với loại việc đó.

Xác minh điều kiện thi hành án – Một số bất cập từ thực tiễn

Xác minh điều kiện thi hành án có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án,. Kết quả xác minh là cơ sở để chấp hành viên định hướng giải quyết hồ sơ thi hành án, đồng thời là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý khác trong quá trình tổ chức thi hành án.