Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo; các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài
Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều chỉ đạo nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh tiến độ, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài về thi hành án dân sự. Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục cũng luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác này. Kết quả cho thấy về cơ bản công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giải quyết khiếu nại đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được xem xét giải quyết kịp thời, đúng quy định, có căn cứ mang tính thuyết phục. Kết quả giải quyết đạt và vượt chỉ tiêu về giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ Tư pháp giao. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tại nhiều cơ quan Thi hành án dân sự địa phương có xu hướng giảm, tuy nhiên số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi vượt cấp tới cơ quan Trung ương (Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự) lại có xu hướng tăng; không chỉ nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trùng lặp mà số các vụ việc mới phát sinh cũng đang tăng dần, trong khi nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài, không được giải quyết dứt điểm. Số lượng công dân đến Tổng cục, yêu cầu được Lãnh đạo Bộ Tư pháp tiếp dân còn nhiều và hầu hết vụ nào người dân cũng bức xúc với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của địa phương. Tình hình này cho thấy khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự vẫn rất phức tạp.
Phân biệt khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự và một số vấn đề cần lưu ý
Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Quá trình phát triển của pháp luật và do những đòi hỏi của thực tiễn mà khiếu nại và tố cáo dần dần có sự phân biệt, nhất là kể từ khi ban hành Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 và qua một thời gian đã dẫn đến việc xuất hiện hai đạo luật: Luật khiếu nại và Luật tố cáo riêng biệt vào năm 2011. Trong lĩnh vực THADS, khiếu nại, tố cáo được định từ Điều 140 đến Điều 159 tại Chương VI của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sựvà được chia thành hai Mục (Mục 1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về THADS; Mục 2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về THADS).Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo nói chung, trong THADS nói riêng, đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng tình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Tiêu chí nào đánh giá hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự ?
Theo Từ điển tiếng Việt, tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm” (1, tr.990). Từ điển tiếng Việt định nghĩa hiệu quả là “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại” (1, tr.440). Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới” (2, tr.289). Vì thế, có thể hiểu các tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết mức độ đạt được của cưỡng chế thi hành án dân sự.
Một số khó khăn, vướng mắc khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án đang phải thi hành án cho các tổ chức tín dụng
Trong những năm gần đây, vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được xác định là nhiệm vụ không phải của riêng ngành ngân hàng mà của toàn bộ hệ thống Chính trị. Hàng năm, khi ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ giải phải chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ đều có chỉ đạo các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan phối hợp để giải quyết nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Để thực hiện mục tiêu giảm nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ của hệ thống tín dụng, nhiều giải pháp đã được Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan triển khai: như hoàn thiện thể chế, nâng cao công tác phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu.
Vài nét lịch sử quy định về biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động quan trọng trong quá trình thi hành án dân sự. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan, tổ chức khác được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự phải được nghiêm chỉnh thi hành; trường hợp đương sự không tự nguyện thi hành thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải thi hành án. Có nhiều biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự, trong đó có biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập vài nét lịch sử quy định về biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định.
Áp dụng quy định về ưu tiên thanh toán tiền thi hành án
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự (THADS) quy định trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: “Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó”. Đồng thời, Khoản 3 Điều 47 Luật THADS quy định: “Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm”. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc cụ thể cần xác định thanh toán tiền thi hành án cho đúng với quy định nêu trên còn có một số ý kiến và quan điểm khác nhau. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập đến một vụ việc cụ thể cần có quan điểm thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự.
Luật Thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, cần được hướng dẫn cụ thể
Luật thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014. Là căn cứ để đưa các Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành theo pháp luật qui định. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đạo luật này còn vướng mắc, chưa thống nhất, có nhiều cách hiểu và áp dụng vào thực tiễn còn khác nhau chưa chính thống, dẫn đến phát sinh khiếu nại tố cáo trong THADS. Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.