Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Việc làm cần thiết và phải thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa thế giới đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam suốt đời học tập và noi theo.
Một số ý kiến trong vấn đề kê biên, xử lý tài sản (nhà ở)
Trong quá trình kinh doanh với nhau, vợ chồng bà A có vay mượn của ông B, số tiền 100triệu đồng với lãi suất 1,1%/tháng. Quá trình kinh doanh thua lỗ vợ chồng A không có tiền trả nợ, cho nên ông B khởi kiện dân sự và trong quá trình hoàn giải hai bên thống nhất thoả thuận và được Toà án ra quyết định công nhận sự tự nguyện của các đương sự số 102/QD-DSST ngày 30/5/2005 với nội dung thoả thuận như sau:
Công tác THADS 6 tháng đầu năm
Một trong những lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp được đặc biệt quan tâm chính là công tác THADS. Dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện, nhưng qua thực tế công tác 6 tháng đầu năm 2008, hiệu quả công tác THADS vẫn tiếp tục bị “kiềm chế” bởi những mối lo chưa bao giờ dứt.
Thông báo về thi hành án dân sự
Thông báo được hiểu là một hình thức chuyển tải nội dung thông tin nhất định đến đối tượng được thông tin, nhằm làm cho đối tượng được nhận thông tin biết được thông tin để thực hiện những hành vi nhất định. Trong hoạt động thi hành án dân sự, việc thông báo những thông tin về thi hành án đòi hỏi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung, đối tượng thông báo về thi hành án không phải trong trường hợp nào cũng như nhau và do người có thẩm quyền thực hiện và theo hình thức nhất định.
Giải pháp nào giải quyết án tồn đọng?
Có thể nói một trong những khó khăn lớn của cơ quan thi hành án hiện nay là giải quyết lượng án tồn đọng. Số việc từ năm cũ chuyển sang năm mới ngày càng nhiều mà hiện nay Bộ Tư pháp chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những bản án tồn đọng trước khi pháp lệnh THA năm 2004 có hiệu lực. Các bản án đang tổ chức thi hành cho dù có điều kiện THA nhưng vẫn thuộc dạng tồn đọng đó còn chưa nói đến án không có điều kiện thi hành. Tỷ lệ THA đạt không cao, những án tồn đọng đang là gánh nặng đối với cơ quan THA. Vì vậy rất cần có các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, khắc phục.Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến án tồn đọng?
Điện Biên đẩy mạnh hoạt động thi hành án dân sự
Công tác Thi hành án dân sự là một công tác hết sức khó khăn, gian khổ, bởi lẽ hoạt động thi hành án là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng, bởi đây là quá trình đưa các phán quyết của Toà án ra thực thi trên thực tế, nó tác động trực tiếp đến những quyền, lợi ích của từng cá nhân, tổ chức; mặt khác các trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự và việc quản lý thi hành án dân sự lại thuần tuý là hoạt động hành chính. Do đó, có thể nói hoạt động thi hành án là hoạt động tố tụng – hành chính.
Hỗ trợ tài chính để thi hành án: Người sốt sắng, kẻ thờ ơ
Hỗ trợ tài chính là cơ chế hoàn toàn mới nhằm “thanh lý nợ” cho các cơ quan, tổ chức phải thi hành án (THA) hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp mà không có khả năng THA. Mặc dù cơ chế này được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết án tồn đọng và trong khi các cơ quan THA sốt sắng thì, nhiều đối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước lại tỏ ra khá thờ ơ…
Những lưu ý về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, đó là bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14/1/2004 và Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 quy định quyền sử dụng đất được kê biên, đấu giá để đảm bảo thi hành án.