1. Cấu trúc của thủ tục thi hành
Thủ tục cưỡng chế thi hành là chế độ có mục đích là thỏa mãn trái quyền, có nghĩa là thỏa mãn quyền yêu cầu của người có quyền đối với người có nghĩa vụ. Quyền yêu cầu có thể được phân thành trái quyền tiền có mục đích là tiền và các trái quyền khác ngoài trái quyền tiền. Từ “trái quyền” là từ chuyên ngành luật, chỉ quyền lợi đối với người và dùng để đối lập với vật quyền là quyền chi phối đối với vật. Trong tiếng Việt có phải là “quyền đòi nợ” không? Nếu nợ là tiền thì sẽ là trái quyền tiền. Ở Nhật Bản, quyền yêu cầu cần phải thực hiện trong cưỡng chế thi hành được gọi với từ là “trái quyền thi hành”.
Ở đây, vấn đề đặt ra là “bán” vật kê biên. Bán là một phương pháp để chuyển thành tiền, và được coi là đối tượng để xem xét cưỡng chế thi hành cho các trái quyền cần thiết phải chuyển thành tiền. Vì vậy về trái quyền thi hành chỉ cần nghĩ đến trái quyền tiền là được. Trái quyền tiền đóng vai trò quan trọng nhất trong xã hội hiện đại, và có thể có lựa chọn thích hợp làm đối tượng xem xét. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng đó là thi hành đối với quyền sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào quy định. Trong mối quan hệ đối với quyền sở hữu trí tuệ thì không chỉ có kê biên mà việc thi hành quyền yêu cầu vì quyền sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề quan trọng và nan giải.
Thủ tục thi hành dân sự, đúng như từ quy trình (process), là quy trình được thực hiện hướng đến một mục đích nhất định, và có thể nói rằng việc quy định quy trình để đạt được mục tiêu sau cùng chính là Luật thủ tục. Ở Nhật Bản quy định về thủ tục thi hành dân sự gọi là cưỡng chế thi hành là Luật Thi hành dân sự, còn ở Việt Nam là Luật Thi hành án dân sự. Mục tiêu sau cùng của thủ tục cưỡng chế thi hành là để thỏa mãn trái quyền thi hành, và quy trình của nó rất đa dạng tùy thuộc vào loại trái quyền thi hành. Có thể nói rằng các loại trái quyền là lớn vô cùng, và không thể xây dựng quy định pháp luật có thể bao phủ được tất cả mọi thứ này. Tuy nhiên, về cưỡng chế thi hành vì trái quyền tiền thì có một dạng, có nghĩa là cưỡng chế thi hành vì trái quyền tiền được thực hiện theo quy trình là: kê biênàchuyển thành tiềnàthỏa mãn. Các quy định pháp luật đã được xây dựng theo dạng này. Chuyển thành tiền là tiền đề để thỏa mãn trái quyền tiền. Kê biên là bước để chuẩn bị cho việc chuyển thành tiền. Việc kê biên có hiệu lực cấm người có nghĩa vụ xử lý là vì nó là cần thiết để chuyển thành tiền/thỏa mãn. Điều cần xác nhận ở đây là phương pháp kê biên sẽ khác nhau, hơn nữa phương pháp chuyển thành tiền cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng vật kê biên. Đối với “vật kê biên”, có vật hữu hình như bất động sản, động sản, cho đến vật vô hình như trái quyền, quyền sở hữu trí tuệ. Các khái niệm bất động sản, động sản, trái quyền về nguyên tắc là các khái niệm của luật dân sự. Luật Thi hành dân sự về cơ bản cũng tiếp nhận các khái niệm của luật dân sự và thực hiện một số chỉnh sửa cần thiết cho việc thực hiện thủ tục thi hành như kê biên, chuyển thành tiền.
Ở Nhật Bản, vốn dĩ thường hay thi hành với đối tượng là bất động sản và các quy định về việc này chiếm nhiều điều luật của Luật Thi hành dân sự. Bên cạnh đó trái quyền tiền đối với tổ chức tài chính đặc biệt là cưỡng chế thi hành đối với trái quyền tiền gửi cũng không ít.
2. Phương pháp chuyển thành tiền
Chuyển thành tiền là việc chuyển giá trị mà vật có đươc thành tiền. Giá trị mà vật có được có thể được hiểu bằng cách phân thành giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Về phương pháp chuyển thành tiền giá trị sử dụng, có thể có các phương pháp ví dụ như cho ai đó thuê vật để nhận tiền cho thuê, bằng cách đó chuyển giá trị sử dụng của vật thành tiền. Luật Thi hành dân sự quy định thủ tục cưỡng chế quản lý, coi đó là việc cưỡng chế thi hành đối với bất động sản. Bán là phương pháp chuyển thành tiền giá trị trao đổi. Đây là thủ tục được gọi là thủ tục cưỡng chế bán đấu giá trong Luật Thi hành dân sự. Bán theo đúng nghĩa của từ này là bán vật, nhưng vấn đề đầu tiền là bán cho ai và bao nhiêu.
Trường hợp bán thì cần đưa vật ra thị trường và phải tìm ra người mua. Nguyên nhân việc cưỡng chế thi hành đối với động sản ở Nhật Bản chậm là vì không có thị trường hàng đã qua sử dụng, hay nói cách khác là vì bán đấu giá không phát triển. Trong động sản, có những vật không cần thiết phải chuyển thành tiền. Đó là tiền mặt. Tiền mặt, trong Luật Thi hành dân sự được kê biên như động sản và được để nguyên như vậy để thỏa mãn trái quyền. Mặc dù việc bán và sử dụng/thu lợi là các phương pháp chuyển thành tiền chủ yếu nhưng tùy thuộc vào vật là đối tượng thi hành mà còn có các phương pháp chuyển thành tiền khác. Trái quyền là một ví dụ.
3. Chuyển thành tiền đối với trái quyền
Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau: G cho S vay 100 triệu đồng, đã khởi kiện đòi trả tiền và thắng kiện. S làm việc tại công ty N của Nhật, và có lương hàng tháng là 30 triệu đồng. G đã yêu cầu cưỡng chế thi hành án để thu hồi khoản tiền cho vay. Cơ quan thi hành đã kê biên trái quyền tiền lương của S ở công ty N. Vậy thì làm thế nào để chuyển thành tiền từ trái quyền tiền lương ? Phương pháp mà người ta nghĩ ra là “bán”. Trái quyền cũng là một quyền tài sản, và có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, hầu như không có ai nhận mua trái quyền tiền lương như thế này, và cho dù có người đề nghị mua thì số tiền bán được cũng sẽ thấp hơn số tiền theo mệnh giá. Không thể nói rằng đây là phương pháp tốt. Ngoài ra, có phương pháp nào tốt không?
Trái quyền tiền lương là trái quyền tiền. Trái quyền tiền có thể có được tiền bằng cách thu trái quyền từ người có nghĩa vụ. Vì vậy, đối với các trái quyền tiền như trái quyền tiền lương thì việc thu trái quyền từ người có nghĩa vụ bị kê biên trái quyền (cái này trong Luật Thi hành dân sự gọi là “bên thứ ba có nghĩa vụ” là phương pháp chuyển thành tiền trực tiếp và đơn giản nhất). Vậy thì ai sẽ là người thu. Về lý luận cơ quan thi hành sẽ là người thu. Ở Nhật Bản, về thi hành trái quyền thì Tòa thi hành được coi là cơ quan thi hành. Nếu như vậy thì Tòa thi hành sẽ thu trái quyền, nhưng điều này không thực tế. Luật Thi hành dân sự Nhật Bản đã buộc người có quyền thu. Tước quyền được thanh toán (trả nợ) của S là người có nghĩa vụ (người có quyền của trái quyền bị kê biên) bằng cách kê biên trái quyền, sẽ, và buộc G thu trái quyền tiền lương bằng cách trao cho G là người có quyền lợi kê biên, quyền được thanh toán (trả nợ). Điều 55 Luật Thi hành dân sự quy định rằng “người có quyền lợi bị kê biên trái quyền tiền có quyền thu trái quyền đó khi đã quá 1 tuần kể ngày tống đạt lệnh kê biên đối với người có nghĩa vụ”. Người có quyền lợi vốn dĩ chỉ có quyền thu thay - Điều mà vốn dĩ cơ quan thi hành phải tự làm. Điều đó có nghĩa là người có quyền không phải là người thu với tư cách là người có quyền mà là người thu với tư cách là người hỗ trợ thi hành.
Trường hợp công ty N là bên thứ ba có nghĩa vụ không đáp ứng việc thu của người có quyền lợi G thì G có quyền khởi kiện dựa vào quyền được thu. Điều này được gọi là tố tụng thu (Điều 157).
Ví dụ về tiền gửi ngân hàng. Tiền gửi ngân hàng về mặt pháp luật là trái quyền tiền gọi là trái quyền tiền gửi, và tiền gửi ngân hàng có giá trị đúng như mệnh giá. Nếu S gửi ngân hàng Việt Nam 100 triệu đồng thì G sẽ nghĩ đến việc thu hồi trái quyền từ số tiền gửi này. Nếu như trái quyền tiền gửi đã bị kê biên thì để chuyển nó thành tiền, G sẽ thu hồi 100 triệu đồng này từ ngân hàng Việt Nam. Đối với G thì có thể thu hồi được khoản tiền cho S vay bằng cách nhận số tiền 100 triệu đồng, nhưng cho dù là nhận được trái quyền tiền gửi 100 triệu đồng đối với ngân hàng Việt Nam không phải với hình thức là tiền đi chăng nữa thì nó cũng có ý nghĩa giống như là đã thu hồi trái quyền 100 triệu đồng. Luật Thi hành dân sự đã xác lập chế độ “lệnh dịch chuyển”, và quy định rằng “theo yêu cầu của người có quyền lợi kê biên, Tòa thi hành có quyền ra lệnh dịch chuyển trái quyền tiền đã được kê biên với số tiền mệnh giá cho người có quyền lợi kê biên, thay cho việc thanh toán” (Điều 159). Người đứng tên trên trái quyền tiền gửi được viết chuyển từ người có nghĩa vụ S thành người có quyền lợi G thông qua lệnh của Tòa án. Chế độ lệnh dịch chuyển này đã thực hiện một cách đồng thời việc chuyển thành tiền và thỏa mãn yêu cầu.
4. Thi hành đối với cổ phần
Về tính chất pháp lý của cổ phần thì có rất nhiều tranh luận về phương diện luật công ty, nhưng quan điểm chiếm đa số thì cho rằng cổ đông trong công ty cổ phần được coi như có vị trí như là thành viên toàn diện (thuyết quyền thành viên công ty). Cổ phần là địa vị không phải là vật hữu hình, không phải là “vật” theo quy định của Luật Dân sự. Có kỹ thuật để chuyển tài sản vô hình thành hữu hình. Đó là giấy tờ có giá. Luật Thi hành dân sự quy định rằng giấy tờ có giá được coi là động sản (Điều 122), và việc cưỡng chế thi hành đối với giấy tờ có giá phải tuân theo thủ tục cưỡng chế thi hành đối với động sản. Trường hợp cổ phiếu đối với cổ phần được phát hành thì cổ phiếu đó được kê biên như động sản. Chấp hành viên sẽ chiếm hữu và bán cổ phiếu. Ngoài cách bán đấu giá, bỏ giá, còn chấp nhận bán đặc biệt ủy thác bán. Trường hợp có thể bán thông qua công ty chứng khoán hay trường hợp không có tính lưu thông như công ty tư nhân hay công ty nhỏ thì sẽ có thể bán theo những cách thích hợp với từng loại.
Đối với trường hợp chưa phát hành cổ phiếu thì cổ phần được coi như “quyền tài sản khác” và sẽ cưỡng chế thi hành theo “trường hợp thi hành trái quyền” (Điều 167).
Trong đời sống hiện đại, người ta phi giấy hóa các giấy tờ có giá, và ngay cả cổ phần cũng được giao dịch bằng chế độ quyết toán chuyển đổi. Nó được giao dịch thông qua tài khoản mà người có nghĩa vụ mở tại công ty chứng khoán. Cơ quan thi hành sẽ kê biên cổ phần được ghi trong tài khoản của người có nghĩa vụ và chuyển thành tiền thông qua giao dịch tài khoản.
5. Phương pháp và thủ tục chuyển thành tiền đối với bất động sản
Về cưỡng chế thi hành đối với bất động sản thì có cưỡng chế bán đấu giá và cưỡng chế quản lý. Việc “bán” để chuyển thành tiền giá trị trao đổi, được thực hiện bằng thủ tục cưỡng chế bán đấu giá. Trường hợp bán bất động sản thì vấn đề lớn đặt ra là bán “cho ai”, “với giá bao nhiêu”. Khái quát về tiền đề là phương pháp và thủ tục bán.
Về phương pháp bán thì có 4 phương pháp là: (1) Ngày bỏ giá; (2) Thời hạn bỏ giá; (3) Bán đấu giá và (4) Bán đặc biệt. Người có nguyện vọng mua sẽ nộp đơn bỏ giá trong thời hạn hoặc thời gian nhất định, và sẽ quyết định cho người có đề nghị mua với giá cao nhất - người đã bỏ giá cao nhất. Bán đấu giá là tiến hành đấu giá đề nghị mua vào ngày nhất định và người có đề nghị với số tiền cao nhất sẽ là người đề nghị mua với giá cao nhất. Bán theo phương pháp khác ngoài cách bỏ giá, đấu giá là phương pháp bán đặc biệt. Thư ký tòa sẽ lựa chọn áp dụng theo phương pháp nào nhưng Chấp hành viên sẽ là người thực hiện bán (khoản 1, 3 Điều 64). Để thực hiện bán đặc biệt, ít nhất cũng phải thực hiện bỏ giá hoặc bán đấu giá 1 lần (Điều 51 Quy tắc).
Trường hợp bỏ giá hoặc bán đấu giá thì Thư ký Tòa án sẽ công bố bán để mời rộng rãi những người có nguyện vọng mua. Nội dung công bố gồm “hiển thị bất động sản cần bán, giá bán cơ sở, ngày giờ và địa điểm bán” (khoản 5 Điều 64) hay “ngày giờ và địa điểm mở phiên quyết định bán, giá có thể mua, số tiền bảo đảm cho đề nghị mua, phương pháp cung cấp” v.v (Điều 36 Quy tắc). Chấp hành viên sẽ chủ trì thủ tục mở phiếu bỏ giá, bán đấu giá.
Sau khi kết thúc việc bán, “Tòa thi hành sẽ mở phiên quyết định bán, tuyên cấp phép hoặc không cấp phép bán” (Điều 69). Tòa thi hành sẽ ra quyết định cấp phép bán trừ khi có lý do không cấp phép bán được liệt kê trong Điều 71 Luật Thi hành dan sự. Về điểm này Tòa thi hành không có chỗ để xem xét.
Quyết định cấp phép bán, xét về mặt luật nội dung, có ý nghĩa là chấp thuận đề nghị mua của người đề nghị mua với giá cao nhất. vì vậy một khi quyết định cấp phép bán đã có hiệu lực thì hợp đồng mua bán được xác lập và người mua có nghĩa vụ trả tiền. “Khi quyết định cấp phép bán đã có hiệu lực thì người mua phải nộp cho Thư ký Tòa án tiền mua theo thời hạn mà Thư ký Tòa án quyết định” (khoản 1 Điều 78). Người mua có được quyền sở hữu bất động sản bằng cách nộp tiền mua (Điều 79). Vấn đề bán cho ai là vấn đề ai là người nhận mua và ai có quyền đề nghị mua.
Ở đây xin xác nhận Luật Thi hành án dân sự Việt Nam về thủ tục bán bán. Trong Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, có chấp nhận các phương pháp bán là (1). Bán đấu giá và (2) các phương pháp khác ngoài bán đấu giá (khoản 1 Điều 101). Bán đấu giá được thực hiện bởi tổ chức đảm nhận bán đấu giá do đương sự hoặc Chấp hành viên theo chỉ định theo hợp đồng ủy quyền (khoản 2 Điều 101). Người nhận mua sẽ có được quyền khi nhận chuyển giao vật (Điều 106).
6. Tư cách của người nhận mua
Luật Thi hành dân sự của Nhật Bản không chấp nhận người có nghĩa vụ đưa ra đề nghị mua (Điều 68). Đây không phải là do sự cần thiết phải cấm người có nghĩa vụ có tiền đủ để mua lại vật bị kê biên đưa ra đề nghị mua. Đây là vấn đề mang tính chính sách. Tuy nhiên, trường hợp có hạn chế về việc được hưởng quyền theo quy định của luật, ví dụ như đối với đất nông nghiệp v.v thì lại khác. Không cần cấm người bảo lãnh hay người xác lập bảo đảm cho người có nghĩa vụ, người thân trong gia đình đưa ra đề nghị mua.
Trường hợp bản thân người có nghĩa vụ đưa ra đề nghị mua thì đó là đề nghị mua không hợp lệ và sẽ là căn cứ không cấp phép bán (điểm 2 Điều 71)
7. Xác lập điều kiện bán
Điều kiện tiền đề để bán bất động sản là phải nắm bắt được hiện trạng của bất động sản. Vì vậy, Tòa thi hành sau khi ra quyết định mở bán đấu giá sẽ phải nhanh chóng “ra lệnh cho Chấp hành viên điều tra về hình dạng, quan hệ chiếm hữu và các hiện trạng khác của bất động sản” (khoản 1 Điều 57). Chấp hành viên sẽ phải nhanh chóng tiến hành điều tra hiện trạng nhưng trước hết phải xác nhận quan hệ vị trí của bất động sản là đối tượng thi hành tại hiện trường, và điều tra quan hệ chiếm hữu. Chấp hàn viên có quyền cưỡng chế vào bên trong bất động sản, và cũng có quyền mở khóa. Việc trao cho Chấp hành viên quyền cưỡng chế là để đảm bảo tính chính xác của việc điều tra. Chấp hành viên dựa trên việc điều tra hiện trạng sẽ lập báo cáo điều tra hiện trạng và các nội dung ghi được quy định trong Điều 29 Quy tắc thi hành dân sự.
Giá bán là yếu tố quan trọng nhất trong việc bán. Đặc biệt là việc đảm báo giá bán thích hợp trong thi hành bán là vấn đề quan trọng nhất về mặt nghiệp vụ. Luật Thi hành dân sự trước đây quy định về chế độ giá bán tối thiểu, theo đó không cho phép bán đối với đề nghị mua thấp hơn giá bán tối thiểu mà Tòa thi hành đặt ra. Do thiếu tính thị trường trong thi hành bán cho nên giá bán tối thiểu không phát huy được đầy đủ chức năng. Có nghĩa là trong trường hợp không có đề nghị mua với giá bán tối thiểu thì chỉ có cách là hạ giá bán tối thiểu đề chờ đề nghị mua và giá bán tối thiểu trên thực tế sẽ là giá bán với giá cao nhất. Hay nói cách khác cho thấy khía cạnh của trò chơi xem ai kiên nhẫn.
Cho dù cần phải duy trì mục đích của giá bán tối thiểu là tránh việc bán phá giá bất chính, công bố giá bán thích hợp để đưa ra sự hướng dẫn cho đề nghị mua, nhưng vì giá bất động sản có một khoảng nhất định cho nên Luật Thi hành dân sự đã sửa đổi theo hướng bãi bỏ chế độ giá bán tối thiểu và sửa thành chế độ giá bán cơ sở. “Tòa thi hành quy định về giá làm cơ sở cho số tiền bán bất động sản dựa trên đánh giá của người định giá” (khoản 1 Điều 60), giá đề nghị mua được quy định là phải từ 80% của giá này trở lên (khoản 3 Điều 60). Giá có thể mua có vai trò là giá bán tối thiểu.
Người đề nghị mua sẽ tham khảo giá bán cơ sở này để đưa ra đề nghị mua. Bên cạnh đó, cũng là cơ sở cho các biện pháp không thặng dư, bán vượt quá, phân chia, hay phân bổ chi phí, và thực hiện chức năng quan trọng về mặt thủ tục. Vì vậy việc quyết định giá bán cơ sở trở nên quan trọng.
Giá bán cơ sở được quyết định dựa trên sự đánh giá cả người định giá do Tòa thi hành lựa chọn. Khi tính giá đánh giá, ngoài các trường hợp có lý do hợp lý như việc đánh giá là không đúng do có sự nhầm lẫn về mặt pháp lý hoặc trên thực tế dựa trên sự đánh giá của người định giá v.v thì giá đánh giá của người định giá được coi là giá cơ sở. Người định giá không chỉ giới hạn trong số những người có chứng chỉ theo quy định pháp luật, nhưng đây là chế độ có tính khả thi vì các chuyên gia được lựa chọn có độ tin cậy cao, ví dụ như là giám định viên bất động sản v.v. Người định giá khi đánh giá cần thu thập các tài liệu và có quyền vào bên trong bất động sản và cũng có quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích như điện, gas báo cáo.
Trong thi hành bán có các yếu tố làm giảm giá không liên quan đến quan hệ tin cậy giữa các bên đương sự trong giao dịch, và có một số hạn chế về mặt thủ tục khác với mua bán nói chung trên thị trường. Giá bán cơ sở buộc phải thấp hơn giá giao dịch thông thường. Có quy định rõ rằng “trong thủ tục cưỡng chế bán đấu giá, người định giá phải xem xét đánh giá để thực hiện bán bất động sản” (câu 2 khoản 2 Điều 58).
Nếu có sự biến động về giá cả của bất động sản là đối tượng thi hành sau khi đã có quyết định giá bán cơ sở thì cần phải xử lý như thế nào? Trường hợp nguyên nhân biến động giá là dựa trên sự biến động của tình hình kinh tế thì cho phép thay đổi giá bán cơ sở (khoản 2 Điều 60). Còn trường hợp do những thiệt hại của bất động sản thì giá bán cơ sở sẽ được thay đổi nếu như trước khi có đề nghị mua, còn nếu đã bán mất rồi thì có thể là lý do không cấp phép bán. Sau khi có đề nghị mua thì có thể là nguyên nhân không cấp phép bán hoặc hủy quyết định cấp phép bán.
Giá bán cơ sở chẳng qua chỉ là giá tham khảo và giá mua thực tế được quyết định do việc thực hiện bán. Bán với giá thích hợp tùy thuộc vào việc có hay không đề nghị mua với giá thích hợp, và cần thiết phải mời được người đề nghị mua. Cho nên cần phải cung cấp thông tin cho người có nguyện vọng mua.
Trong Luật Thi hành án dân sự Việt Nam có quy định về định giá tài sản tại Điều 98. Số tiền định giá ở đây sẽ là giá bán bán khởi điểm để bán đấu giá, và được quyết định dựa trên sự thỏa thuận của đương sự (chỉ người được thi hành án và người có nghĩa vụ thi hành?). Nếu đương sự không thỏa thuận được thì phải được định giá bởi tổ chức định giá tài sản. Có quy định rằng “Người bán đấu giá công bố giá đấu giá khởi điểm”, giá này có phải do người đấu giá quyết định không? Bởi vì có thể có các tranh luận rằng quy định về bán đấu giá từ Điều 456 Luật Dân sự có áp dung cho thủ tục thi hành án.
9. Hướng dẫn mua và cung cấp thông tin
Bản copy 3 bộ giấy tờ gồm bản chi tiết về bất động sản, báo cáo điều tra hiện trạng và bản định giá hay còn gọi là 3 bộ (tri set) được chuẩn bị sẵn ở Tòa thi hành để cung cấp thông tin cho người có nguyện vọng mua. Bản chi tiết về bất động sản là tài liệu do Thư ký Tòa án lập ra, thể hiện về bất động sản là đối tượng thi hành, quan hệ quyền lợi về bất động sản đó (Điều 61). Nếu chỉ chuẩn bị sẵn 3 bộ này ở Tòa án thì người có nguyện vọng phải đến Tòa án để xem, và Điều này là bất tiện và không thân thiện, là phương pháp không thích hợp cho việc mời nhiều người có nguyện vọng mua tham gia. Chính vì vậy người ta đã sử dụng internet để cung cấp thông tin hay còn gọi là 「BITシステム」=“Broadcast Information of Tri-set System”. Có thể truy cập vào trang web này để biết được thông tin về thi hành bất động sản trên cả nước(
http://bit.sikkou.jp/.
Về giao dịch bất động sản, người ta không chỉ dựa vào thông tin văn bản mà thông thường còn kiểm tra trực tiếp. Để đáp ứng nhu cầu đó, một cơ chế gọi là xem trước đã được thiết lập (Điều 64.2). Việc sử dụng cơ chế này khiến cho người có nguyện vọng mua có thể xác nhận trên thực tế bên trong của bất động sản và đây là phương pháp công bố thông tin hữu hiệu. Khi vận dụng cơ chế xem trước, cần lưu ý đến tính riêng tư của người chiếm hữu, sự ổn định cuộc sống của người đang sinh sống ở đó cho nên đặt ra yêu cầu là cần có sự duy trì trật tự thích đáng của Chấp hành viên.
Ở Việt Nam về công bố thông tin trong bán đấu giá, “công khai tại nơi đấu giá và thông qua phương tiện thông tin đại chúng”, đối với bán đấu giá động sản là 7 ngày, còn với bán đấu giá bất động sản là 30 ngày trước ngày bán đấu giá.
10. Xử lý trong trường hợp không bán được
Trường hợp không bán được thì cần nghĩ đến việc có tiếp tục bán không hay từ bỏ việc bán?
Bán không thành công nếu là do giá bán cơ sở không phù hợp thì sẽ xem lại giá bán cơ sở và sau khi hạ xuống thì thử bán lại. Tòa thi hành xem xét hiện trạng bất động sản, tình trạng sử dụng, quá trình thủ tục và các tình hình khác, khi thấy rằng không có triển vọng bán được cho dù có thực hiện bán lần nữa với giá bán cơ sở ban đầu thì có quyền thay đổi giá bán cơ sở (Điều 30.3 Quy tắc), và bán lần nữa. Tại Trung tâm thi hành dân sự Tòa án địa phương Tokyo, sau khi thực hiện bán đặc biệt trong 5 ngày (gọi là “bán đặc biệt kèm điều kiện), thì thay đổi giá bán cơ sở. Hơn nữa, sau khi thay đổi, vẫn không bán được mặc đã thực hiện bỏ giá theo thời hạn và bán đặc biệt kèm điều kiện thì sẽ ra lệnh định giá lại và quyết định giá bán cơ sở theo giá định giá lại.
Để thúc đẩy sự tự lực của người có quyền lợi kê biên trong việc bán bất động sản, Luật Thi hành dân sự quy định rằng “trường hợp đã thực hiện bán 3 lần bằng cách bỏ giá hay đấu giá mà vẫn không có đề nghị mua, và sau khi xem xét tình trạng bất động sản, công dụng, các quy chế về việc sử dụng theo quy định pháp luật và các tình hình khác, nếu thấy rằng cho dù có bán lần nữa cũng không có triển vọng bán được thì có quyền đình chỉ thủ tục cưỡng chế đấu giá, và khi người có quyền lợi kê biên đề xuất với Tòa thi hành về việc cho bán với lý do là có người định đề nghị mua thì sẽ thực hiện bán” (khoản 1 Điều 68.3), khi người có quyền lợi kê biên không đề xuất thực hiện bán thì có quyền hủy thủ tục cưỡng chế bán (khoản 3 Điều 68.3).
11. Thi hành quyền sở hữu trí tuệ
Các quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, thương hiệu, bản quyền cũng là giá trị về tài sản và phù hợp để cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, quyền nhân thân của tác giả có tính chất thuộc về một người và không có khả năng chuyển nhượng, cũng không thể kê biên. Quyền sở hữu trí tuệ là vật vô hình được thi hành theo trường hợp thi hành trái quyền với tư cách là “trái quyền và các tài sản khác”. Vì vậy việc thi hành sẽ được thực hiện theo lệnh kê biên của Tòa thi hành.
Về phương pháp chuyển thành tiền đối với quyền sở hữu trí tuệ có 3 khả năng là lệnh chuyển nhượng, lệnh bán và lệnh quản lý (Điều 167, Điều 161). Lệnh quản lý nghĩa là thủ tục nhằm thỏa mãn bằng cách lựa chọn người quản lý để quản lý quyền sở hữu trí tuệ và thu lợi từ quyền sở hữu trí tuệ đó, nhưng trên thực tế ít được áp dụng vì có khó khăn trong việc lựa chọn người quản lý.
Lệnh chuyển nhượng là việc Tòa thi hành ra lệnh chuyển nhượng cho người có quyền lợi kê biên với giá do Tòa án quy định thay cho việc thanh toán. Người có quyền lợi kê biên sẽ có được quyền sở hữu trí tuệ đã kê biên thay cho trái quyền thi hành và đây là chế độ thỏa mãn mang tính độc quyền. Còn lệnh bán là lệnh cho Chấp hành viên bán quyền sở hữu trí tuệ. Về mặt nghiệp vụ, người ta nói rằng hầu hết áp dụng lệnh bán này. Tòa thi hành “ trong trường hợp ra các lệnh này, khi thấy cần thiết, có quyền lựa chọn người định giá,… ra lệnh định giá (Điều 139 Quy tắc), về mặt nghiêp vụ thì thông thường Tòa án sẽ nhờ Hội Luật sư quyền sở hữu trí tuệ (biện lý) giới thiệu người định giá và chọn người này làm người định giá
[1].