Đại diện các ngành đã trình bày một số tham luận nhằm đưa ra các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải quyết án tồn đọng. Thái Bình, hàng năm tổng số án và tổng số tiền thi hành chỉ đạt được từ 15 đến 20% so với tổng số việc và tiền phải thi hành, còn lại từ 80% đến 85% phải chuyển sang năm sau. Đặc biệt số việc không có điều kiện thi hành chuyển từ năm trước sáng năm sau có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2007 tổng số việc phải đưa ra thi hành là 6.796 việc, số việc tồn 3.480 việc, đạt tỷ lệ 51%.
Trước thực trạng nêu trên, Liên ngành Tư pháp- Toà án- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã đề ra các giải pháp:
Giải quyết án tồn đọng phải phù hợp và phục vụ chủ trương cải cách nền hành chính, cải cách Tư pháp; đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi tránh gây phiền hà cho đương sự; giải quyết án tồn đọng phải gắn với việc nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan tố tụng khác như Công an- Kiểm sát- Toà án. Nhằm gián tiếp giảm án tồn đọng ngay từ khâu điều tra, truy tố, xét xử các ngành đã đề ra các biện pháp như: thực hiện và phối hợp một cách có hiệu quả việc áp dụng chế tài mà các văn bản pháp luật đã quy định cụ thể, tăng cường tuyên truyền giải thích pháp luật…
NGUYỄN NGỌC HIỂN