Công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng năm 2022 có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án tăng cả về việc và tiền so với năm 2021, tỷ lệ thi hành xong đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

08/12/2022
Mặc dù hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta, nhất là hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục và sự nỗ lực của toàn hệ thống các cơ quan THADS, công tác thi hành án TDNH năm 2022 đã có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án TDNH tăng cả về việc và tiền so với năm 2021.


Công tác thi hành án tín dụng, ngân hàng năm 2022 có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án tăng cả về việc và tiền so với năm 2021, tỷ lệ thi hành xong đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
Mặc dù hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta, nhất là hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục và sự nỗ lực của toàn hệ thống các cơ quan THADS, công tác thi hành án TDNH năm 2022 đã có nhiều khởi sắc, kết quả thi hành án TDNH tăng cả về việc và tiền so với năm 2021, tỷ lệ thi hành xong đạt và vượt chỉ tiêu được giao, cụ thể:
 
 - Tại Tổng cục THADS: Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong những năm gần đây, xác định thi hành án TDNH là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ của cả hệ thống, Tổng cục THADS đã ban hành Kế hoạch công tác năm 2022 của Tổ công tác chỉ đạo, xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng với nội dung rõ nét, sâu sát và hiệu quả hơn; rà soát, theo dõi, chỉ đạo các vụ việc có điều kiện thi hành, giá trị từ 20 tỷ trở lên và 03 năm chưa thi hành xong đối với 28 tỉnh thành phố và thực hiện linh hoạt mở rộng loại việc có điều kiện thi hành và trên 1 năm chưa thi hành xong đối với các tỉnh, thành phố có các vụ việc giá trị nhỏ; tổng hợp, báo cáo tham mưu hướng giải quyết đối với các vụ việc án TDNH liên quan đến khoản vay theo chính sách của Nhà nước (Nghị định 67/2014/NĐ-CP); phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan, Ngân hàng Nhà nước, các TCTD để kiểm tra, chỉ đạo tại một số địa phương có lượng việc và tiền phải thi hành án lớn, trong đó tập trung tại một số Ngân hàng như Agribank, Vietcombank, Gpbank, VAMC… Để đề cao trách nhiệm của các cơ quan THADS địa phương, Tổng cục đã triển khai và chỉ đạo các Cục THADS kiện toàn và xây dựng Kế hoạch của Tổ công tác chỉ đạo, xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng tại đơn vị, tổ chức thực hiện có hiệu quả và báo cáo kết quả về Tổng cục theo định kỳ 06 tháng 1 năm.
 
- Tại các cơ quan THADS địa phương: 100% các Cục THADS đã chủ động kiện toàn và ban hành Kế hoạch công tác của Tổ công tác chỉ đạo, xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng; thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục, kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; một số đơn vị đã chủ động đề ra các giải pháp để đẩy nhanh việc tổ chức thi hành như: Tham mưu Ban chỉ đạo THADS chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo với Chấp hành viên; yêu cầu báo cáo tiến độ từng vụ việc để nắm bắt, kịp thời chỉ đạo.
 
- Năm 2022, công tác thi hành án liên quan đến án TDNH đã đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Kế hoạch công tác của Tổ công tác chỉ đạo, xử lý các vụ việc liên quan đến TDNH:
 
Hệ thống các cơ quan THADS tổ chức thi hành án liên quan đến 76 tổ chức tín dụng, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, trong đó: 02 Ngân hàng chính sách; 02 Ngân hàng hợp tác xã; 03 Ngân hàng Thương mại nhà nước; 34 Ngân hàng TMCP; 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 04 Ngân hàng Liên doanh; 15 Công ty Tài chính; 11 Công ty cho thuê tài chính, số liệu cụ thể như sau:
 
+ Về việc: Tổng số việc phải thi hành án là 37.058 việc (chiếm 4,31% so với tổng số việc phải thi hành của toàn hệ thống), tăng so với năm 2021 là 843 việc. Trong đó, số có điều kiện là 22.473 việc (chiếm 60,64%), đã thi hành xong là 6.215 việc (đạt 27,66%), tăng 1.712 việc và tỷ lệ tăng 7,39% so với cùng kỳ năm 2021.
 
+ Về tiền: Tổng số tiền phải thi hành án là 137.311 tỷ 299 triệu 746 nghìn đồng (chiếm 41,14% về tiền so với tổng số tiền phải thi hành của toàn hệ thống), tăng 11.435 tỷ 806 triệu 365 nghìn đồng so với năm 2021. Trong đó, số có điều kiện là 74.250 tỷ 301 triệu 367 nghìn đồng (chiếm 54,07%), đã thi hành xong số tiền là 22.544 tỷ 503 triệu 488 nghìn đồng (đạt 29,41%), tăng 4.297 tỷ 890 triệu 065 nghìn đồng và tỷ lệ tăng 4,1 % so với cùng kỳ năm 2021.
 
Như vậy, với sự điều hành quyết liệt, kịp thời, sát sao, bám sát địa bàn và chỉ đạo từng vụ việc của Lãnh đạo Tổng cục và sự nỗ lực cố gắng của toàn hệ thống THADS nên kết quả thi hành án TDNH năm 2022 rất đáng ghi nhận, cụ thể: Kết quả thi hành xong cả về việc và tiền năm 2022 đều tăng, đạt và vượt chỉ tiêu được giao so với cùng kỳ năm 2021 (thi hành xong tăng 1712 việc và tăng 4.297 tỷ 890 triệu 065 nghìn đồng; tỷ lệ giải quyết tăng 7,39% về việc và tăng 4,1 % về tiền); Công tác phối hợp giữa Tổng cục THADS với các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan và các TCTD/VAMC chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả; các cơ quan THADS, đặc biệt là Thủ trưởng đơn vị và Chấp hành viên đã nhận thực rõ hơn về tầm quan trọng của công tác thi hành án TDNH, từ đó có những giải pháp thực hiện hiệu quả hơn; ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trong việc thu hồi nợ xấu cũng được cải thiện và có hiệu quả.
Để phát huy ưu điểm, kết quả đã đạt được trong năm 2022 và tiếp tục hoàn thành, vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2023, Tổng cục THADS đề ra một số phương hướng nhiệm vụ như sau:
 
- Công tác chỉ đạo, điều hành: Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác THADS nói chung và thi hành án TDNH nói riêng, đặc biệt là đối với các loại việc có điều kiện thi hành án (trên 1 năm chưa thi hành xong, trên 20 tỷ và 02 năm chưa thi hành xong); các tổ chức tín dụng đặc biệt như GPBank, Agribank, VAMC… Có hình thức xử lý nghiêm đối với các cá nhân, đơn vị thực hiện không đầy đủ, kịp thời chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Bộ trong công tác này; tập trung chỉ đạo, bám sát tình hình đối với các địa bàn trọng điểm có dự liệu về lượng án TDNH tăng mạnh (nhất là về giá trị) và phức tạp, điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…
 
- Về hoàn thiện thể chế: Thực hiện việc tổng kết Luật THADS tiến tới sửa đổi, bổ sung Luật THADS theo lộ trình, trong đó có nhiều định hướng sửa đổi liên quan đến án TDNH; triển khai thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án kinh doanh, thương mại" khi được Chính phủ ban hành;
 
- Công tác phối hợp: Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan để kịp thời có giải pháp tháo gỡ đối với công tác THADS nói chung và thi hành án TDNH nói riêng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP, trong đó chú trọng công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan THADS và các TCTD; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng, TCTD/VAMC để tổ chức các cuộc kiểm tra, phúc tra, đối thoại, tọa đàm, hội thảo...
 
- Đối với các cơ quan THADS địa phương: Thủ trưởng các cơ quan THADS địa phương tiếp tục tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chỉ đạo quyết liệt giải quyết án TDNH (đặc biệt là các loại việc có điều kiện thi hành trên 1 năm chưa thi hành xong và án trên 20 tỷ và 03 năm chưa thi hành xong); thường xuyên tổ chức họp trao đổi, duy trì hình thức đối thoại giữa Lãnh đạo, Chấp hành viên, TCTD và tranh thủ sự đồng thuận của các cơ quan hữu quan tại địa phương để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; Thủ trưởng các cơ quan THADS phải chủ động rà soát, kiểm tra để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, khắc phục ngay các sai sót, vi phạm (nếu có), hạn chế việc khiếu nại, tố cáo kéo dài ảnh hưởng đến kết quả thi hành án, xử lý nghiêm các trường hợp để xảy ra vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án.
Đậu Thị Hiền - Vụ Nghiệp vụ 1