Vẫn còn vướng mắc từ thực tiễn cưỡng chế giao nhà cho người mua trúng đấu giá tài sản thi hành án dân sự
(28/11/2017)
Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người phải thi hành án, phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Toà án. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự do Chấp hành viên quyết định trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện mà không tự nguyện thi hành. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự hiện nay còn khá nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn, không chỉ đơn thuần là vấn đề nghiệp vụ của cơ quan Thi hành án dân sự còn là tình hình an ninh, trật tự địa phương nơi xảy ra cưỡng chế thi hành án dân sự
Từ thực tiễn thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2016 liên quan đến lĩnh vực Thi hành án dân sự
(27/11/2017)
Luật đấu giá tài sản được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017, với 8 chương, 81 điều đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản. Những điểm mới của Luật đã góp phần nâng cao tính hiệu lực hiệu quả trong việc bán đấu giá tài sản theo hướng có lợi cho tổ chức, cá nhân có tài sản đấu giá, bảo vệ được quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013.
Luật đấu giá tài sản năm 2016, quy định mở hơn về đối tượng và phạm vi điều chỉnh mà pháp luật đấu giá trước đây chưa điều chỉnh kịp thời và sẽ là cơ sở để các luật chuyên ngành hoàn thiện thể chế hơn, ví dụ như pháp luật chuyên ngành quy định biển số xe, quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác cảng biển, sân bay... phải bán thông qua đấu giá thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản…
Luật Thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, cần được hướng dẫn cục thể
(07/11/2016)
Luật thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014. Là căn cứ để đưa các Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành theo pháp luật qui định. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đạo luật này còn vướng mắc, chưa thống nhất, có nhiều cách hiểu và áp dụng vào thực tiễn còn khác nhau chưa chính thống, dẫn đến phát sinh khiếu nại tố cáo trong THADS. Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
Bàn về vấn đề hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá để tiếp tục bán đấu giá tài sản
(31/05/2016)
Thực tiễn trong thời gian qua, việc bán đấu giá tài sản kê biên đảm bảo thi hành án đã góp phần rất lớn trong việc bảo đảm hiệu quả thi hành án dân sự. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy việc bán đấu giá tài sản thi hành án thực sự là thủ tục phức tạp, khó khăn nhất trong hoạt động thi hành án dân sự. Trong đó, quy định về trường hợp người trúng đấu giá tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng không thanh toán thêm khoản tiền để đủ mua tài sản dẫn đến việc cơ quan thi hành án dân sự phải tiếp tục tổ chức bán đấu giá tài sản, nhưng quy định về việc hủy hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá quy định chưa rõ đã gây khó khăn cho các cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thực hiện.
Những nội dung cơ bản và những điểm mới của “Thông tư quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự”
(26/05/2016)
Ngày 01/02/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư), có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2016. Thông tư có 3 chương 31 điều, cụ thể: Chương I gồm 04 điều từ Điều 1 đến Điều 4 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; nguyên tắc xử lý đơn; Chương II gồm 24 điều từ Điều 5 đến Điều 28 quy định về tiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh và xử lý đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Chương III gồm 3 điều từ Điều 29 đến Điều 31 quy định về báo cáo, thống kê và tổ chức thực hiện. Thông tư được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, có những nội dung cơ bản như sau:
Bàn về vấn đề ủy quyền của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
(31/03/2016)
Trong thời gian qua, các bản án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng ngày càng nhiều, số việc thi hành án do tổ chức tín dụng, ngân hàng yêu cầu thi hành án ngày càng tăng và thực tiễn thi hành án cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có vấn đề ủy quyền của ngân hàng đối với các chi nhánh của ngân hàng tại các tỉnh, thành phố về yêu cầu thi hành án, nhận tiền hoàn tạm ứng án phí...
Thực tiễn công tác ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án
(09/03/2016)
Việc xác minh điều kiện thi hành án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm căn cứ cho việc tổ chức thi hành Bản án, Quyết định thi hành án theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, các quy đinh của pháp luật thi hành án dân sự năm 2008 chưa có quy định cụ thể cơ chế ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án vì vậy trong quá trình tổ chức thi hành án nhiều trường hợp đương sự tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án nhưng chấp hành viên tổ chức thi hành không biết được do tài sản, trụ sở kinh doanh của người phải thi hành án ở nhiều địa phương khác nhau theo quy định Luật Thi hành án được sửa đổi bổ sung năm 2014 Cơ quan thi hành án có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án dân sự.