Sign In

Một số vấn đề cần lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thi hành án (05/06/2018)

Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017, theo đó Luật đã xác định đấu giá là hoạt động mang tính chất dịch vụ không có liên quan đến các giai đoạn trước và sau đấu giá. Để thực hiện hoạt động đấu giá tài sản thì người có tài sản phải thực hiện ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá. Đây là điểm mới của Luật Đấu giá tài sản so với các quy định trước đây của pháp luật về đấu giá tài sản.

Một số khó khăn, vướng mắc và bài học rút ra từ thực tiễn xác minh điều kiện thi hành án (05/06/2018)

Xác minh điều kiện thi hành án là thủ tục rất quan trọng trong thi hành án dân sự đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự. Xác minh điều kiện thi hành án, đặc biệt là xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là hoạt động có tính chất quyết định đối với thành công của việc thi hành án dân sự.

Nhiều “Điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong thi hành án dân sự (26/04/2018)

Sáu tháng đầu năm 2018, tổng số thụ lý về tiền là gần 163 nghìn tỷ đồng, tăng gần 23 nghìn tỷ đồng (16,30%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là gần 159 nghìn tỷ đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là gần 92 nghìn tỷ đồng (58,37%); số chưa có điều kiện thi hành là gần 66 nghìn tỷ đồng (41,63%). Kết quả thi hành xong trên 12 nghìn tỷ đồng, giảm gần 5 nghìn tỷ đồng (giảm 5,20%) so với cùng kỳ năm 2017. Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đánh giá kết quả về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại và việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018 là hết sức thách thức. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác thi hành án là vấn đề hết sức cấp bách.

Chín lưu ý trong xác minh điều kiện thi hành án (10/04/2018)

Xác minh điều kiện thi hành án là hoạt động không thể thiếu trong công tác thi hành án dân sự. Mục đích chính của xác minh điều kiện thi hành án để trả lời câu hỏi hồ sơ thi hành án này có điều kiện hay chưa có điều kiện thi hành án, có tổ chức việc thi hành án được hay chưa, để từ đó có biện pháp giải quyết việc thi hành án phù hợp.

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong hộ gia đình để thi hành án (02/04/2018)

Chữ “hộ” trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, theo đó ruộng đất được giao theo bình quân nhân khẩu. Cụ thể là trong sổ hộ khẩu gia đình (hộ khẩu thường trú) có bao nhiêu “người từ 15 tuổi trở lên” (trang 373 Từ điển Luật học) thì được giao bao nhiêu đất căn cứ vào quỹ đất của địa phương. Nếu “chủ điền” có dư đất thì chia cho người thiếu đất theo chủ trương “nhường cơm xẻ áo”. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu được quy định bởi Điều 25 Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý hành chính vẫn dựa trên “hộ khẩu” nên phát sinh  nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình để thi hành án.

Về thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo các văn bản khác trong thi hành án dân sự (29/03/2018)

Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”[1]. Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đảm bảo thực thi trên thực tế các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định của Trọng tài Thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh[2].  Công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa, vai trò và vị trí rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nước ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.  
[1] Điều 106 Hiến pháp năm 2013. [2] Điều 1, Điều 2  Luật Thi hành án dân sự

Một số vấn đề bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự (15/03/2018)

Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự là một trong những công tác quan trọng nhằm đấu tranh phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thi hành án dân sự. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện hành bao gồm: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, ngày 14/8/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt Nghị định số 110/2013/NĐ-CP).

Về trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân (27/02/2018)

Tổ chức việc thi hành án dân sự đối với đương sự là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trại tạm giam là một công việc rất khó khăn, phức tạp, không chỉ  đối với những việc phạm nhân là người phải thi hành án mà còn cả đối với những việc thi hành án trả lại tiền, tài sản, giấy tờ mà phạm nhân là người được thi hành án. Thủ tục trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC).

Kê biên nhà ở trên đất của người khác để thi hành án - Một số vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn (22/01/2018)

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, trong đó có nhà ở (sau đây gọi tắt là kê biên nhà ở) là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Đây là biện pháp cưỡng chế rất phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải áp dụng trong thực tiễn thi hành án dân sự. 

Về kê biên, xử lý phần vốn góp để thi hành án (19/12/2017)

Trong công tác thi hành án dân sự thì biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án khi họ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp nghiêm khắc nhất và cũng là biện pháp thể hiện đầy đủ nhất việc sử dụng quyền lực nhà nước trong công tác thi hành án dân sự để bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Các tin đã đưa ngày: