Sign In

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong hộ gia đình để thi hành án (02/04/2018)

Chữ “hộ” trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, theo đó ruộng đất được giao theo bình quân nhân khẩu. Cụ thể là trong sổ hộ khẩu gia đình (hộ khẩu thường trú) có bao nhiêu “người từ 15 tuổi trở lên” (trang 373 Từ điển Luật học) thì được giao bao nhiêu đất căn cứ vào quỹ đất của địa phương. Nếu “chủ điền” có dư đất thì chia cho người thiếu đất theo chủ trương “nhường cơm xẻ áo”. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến hộ khẩu được quy định bởi Điều 25 Luật Cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý hành chính vẫn dựa trên “hộ khẩu” nên phát sinh  nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như trong việc xác định, phân chia quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình để thi hành án.

Về thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo các văn bản khác trong thi hành án dân sự (29/03/2018)

Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”[1]. Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đảm bảo thực thi trên thực tế các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định của Trọng tài Thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh[2].  Công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa, vai trò và vị trí rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nước ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.  
[1] Điều 106 Hiến pháp năm 2013. [2] Điều 1, Điều 2  Luật Thi hành án dân sự

Một số vấn đề bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự (15/03/2018)

Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự là một trong những công tác quan trọng nhằm đấu tranh phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thi hành án dân sự. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện hành bao gồm: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, ngày 14/8/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt Nghị định số 110/2013/NĐ-CP).

Về trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án là phạm nhân (27/02/2018)

Tổ chức việc thi hành án dân sự đối với đương sự là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù trong trại giam, trại tạm giam là một công việc rất khó khăn, phức tạp, không chỉ  đối với những việc phạm nhân là người phải thi hành án mà còn cả đối với những việc thi hành án trả lại tiền, tài sản, giấy tờ mà phạm nhân là người được thi hành án. Thủ tục trả lại tiền, tài sản, giấy tờ cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC).

Kê biên nhà ở trên đất của người khác để thi hành án - Một số vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn (22/01/2018)

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, trong đó có nhà ở (sau đây gọi tắt là kê biên nhà ở) là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014. Đây là biện pháp cưỡng chế rất phức tạp mà các cơ quan THADS thường xuyên phải áp dụng trong thực tiễn thi hành án dân sự. 

Về kê biên, xử lý phần vốn góp để thi hành án (19/12/2017)

Trong công tác thi hành án dân sự thì biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án khi họ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp nghiêm khắc nhất và cũng là biện pháp thể hiện đầy đủ nhất việc sử dụng quyền lực nhà nước trong công tác thi hành án dân sự để bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác minh, phân loại án (01/12/2017)

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra công tác thi hành án dân sự luôn được lãnh đạo Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự quan tâm. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự năm 2017 đã đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó có việc cần phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, đặc biệt là cấp Chi cục, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành. Bên cạnh đó, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Tư pháp đã kiến nghị các cơ quan thi hành án dân sự cần tiếp tục tập trung khắc phục những vi phạm, sai sót, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những sai sót, vi phạm đã kéo dài như vi phạm trong công tác xác minh điều kiện thi hành án, hạn chế các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, nâng cao kỷ luật kỷ cương chấp hành bản án hành chính, tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành bản án.

Một số bất cập từ thực tiễn thi hành khoản hoàn trả tiền tạm ứng án phí (15/11/2017)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì hoàn trả tiền tạm ứng án phí là một trong những loại việc chủ động thi hành án mà các cơ quant hành án dân sự thường xuyên phải tổ chức thi hành. Trình tự thủ tục hoàn trả số tiền nhỏ như 100.000 đồng hay 01 tỷ đồng cho đương sự đều phải thực hiện theo trình tự thủ tục chung do pháp luật quy định.

Sự cần thiết phải nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam (10/11/2017)

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước” (Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/05/2014 về “Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự”).

Những vướng mắc, bất cập quy định Luật Thi hành án dân sự năm 2014 (05/09/2017)

Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (viết tắt Luật THADS năm 2014), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, Luật đã mở rộng, tạo điều kiện cho người được thi hành án không chỉ có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà còn có quyền được thông báo về thi hành án... Quy định này, cùng với quy định về quyền được ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quyền chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác và các quyền khác đã tạo điều kiện thiết thực cho đương sự có thêm cơ hội lựa chọn phương thức phù hợp để thi hành án, phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, Luật đã bổ sung người được thi hành án có quyền không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện; được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trong một số trường hợp khác. Quy định này được coi là một điểm mới rất tiến bộ, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người được thi hành án, giảm gánh nặng cho người được thi hành án, nhất là đối với những người được thi hành án già cả, neo đơn, ốm đau, nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, ở địa phương khác với người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người được thi hành án trong việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đã được pháp luật công nhận.
 Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng quy định về những quyền của người được thi hành án cho thấy đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, nhằm thống nhất áp dụng, cụ thể ở những nội dung sau:
Các tin đã đưa ngày: