Bàn về khó khăn, vướng mắc của Thông tư liên tịch số 14

Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 14) có hiệu lực và được thi hành cho đến nay đã gần 03 năm. Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 14 đã cho thấy ngoài những thuận lợi thì quy phạm pháp luật của Thông tư này mang lại cũng không ít khó khăn cho người thực hiện. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bàn về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Thông tư liên tịch này.

Bàn về vấn đề ra quyết định thi hành án đối với khoản bồi thường cho Nhà nước

Thực tế công tác thi hành án dân sự hiện nay, có nhiều Bản án, Quyết định của Tòa án tuyên đối với các bị cáo, ngoài hình phạt chính là hình phạt tù, bị cáo còn phải bồi thường cho Nhà nước một khoản tiền, tùy mức độ gây thiệt hại của từng trường hợp cụ thể. Đối với các địa bàn Miền núi, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư, đốt nương làm dãy, dù vô tình hay hữu ý đã gây thiệt hại cho Nhà nước về tài nguyên rừng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây nên đối với Nhà nước. Các trường hợp này, rất nhiều cơ quan Thi hành án dân sự gặp lúng túng trong việc ra Quyết định thi hành án, bởi vì không xác định rõ được các trường hợp này thuộc diện Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự chủ động ra Quyết định hay ra Quyết định theo đơn yêu cầu.

Kết thúc thi hành án dân sự đối với Phan Văn V?

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 17/01/2002 của Toà án nhân dân huyện KB, tỉnh HN thì Phan Văn V, sinh năm 1975, trú tại thôn ĐL, xã ĐH, huyện KB, tỉnh HN phải thi hành khoản phạt và án phí là 3.050.000 đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án dân sự huyện KB đã ra Quyết định thi hành án chủ động số 46/THA ngày 22/3/2002 nội dung Phan Văn V phải thi hành khoản 3.050.000đ (phạt và án phí).

Trao đổi về thời điểm bắt đầu và chấm dứt việc khấu trừ thu nhập theo nội dung bản án, quyết định.

Trong hệ thống pháp luật Hình sự, “khấu trừ thu nhập” là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của người bị kết án cải tạo không giam giữ.

Tòa tuyên không rõ, khó thi hành

Án tuyên không rõ gây khó khăn cho việc thi hành án là chuyện "thường" gặp đối với cơ quan Thi hành án dân sự. Để gỡ "khó" khi gặp những trường hợp này, pháp luật qui định cơ quan Thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự.

Vướng mắc khi thi hành khoản trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự trong thi hành án dân sự

Khoản 2, Điều 126 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định như sau: “Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản".

Một số vấn đề về căn cứ để ra quyết định thi hành án

Căn cứ để đưa ra thi hành các bản án, quyết định dân sự là vấn đề quan trọng trong quá trình thi hành án dân sự. Những căn cứ này phải được pháp luật quy định rất chặt chẽ và đồng bộ, đây là xuất phát điểm ban đầu nhưng rất cơ bản để quá trình thi hành án dân sự được thực hiện đúng pháp luật. Vấn đề này được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 về phạm vi điều chỉnh và Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định : Bản án, quyết định được thi hành. Theo đó: “Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:

Mối quan hệ phối hợp giữa chấp hành viên với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự.

Thi hành dứt điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và các quyết định khác thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao đòi hỏi cơ quan Thi hành án, chấp hành viên phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, cá nhân …. có liên quan, đồng thời các cơ quan, ban ngành, tổ chức cá nhân có liên quan cũng có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ giúp đỡ cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thi hành án.

Tài sản thi hành án bán đấu giá “đến cùng” vẫn “không cùng”

Tài sản kê biên đảm bảo thi hành án được tổ chức định giá, bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua là thực trạng trong công tác thi hành án dân sự hiện nay.

Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án.

Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án các cơ quan Thi hành án dân sự các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khi cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì phần lớn buộc phải kê biên, phát mại tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án cho nghĩa vụ trả tiền do đa số người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.